Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 52)

- Công tác chẩn đoán

Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng, phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười vận động,

thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

- Công tác điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại trại lợn công ty, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của bác chủ trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị

một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:

Bệnh viêm tử cung

+ Nguyên nhân: có thể do rất nhiều nguyên nhân: công tác phối giống không đúng, do lợn mẹ đẻ khó, bị sát nhau phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm tổn thương, sây sát niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm. Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch, lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ. Ngoài ra có thể do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh sảy thai truyền nhiễm và phó thương hàn.

+ Triệu chứng: khi bị bệnh, lợn biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu như thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, con vật đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Âm hộ sưng đỏ. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm màu trắng đục hoặc phớt hồng, có mùi tanh, thối.

+ Điều trị: hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngoài và đề phòng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể, chúng em tiến hành điều trị như sau:

Tiêm oxytocin: 2 ml/ con.

Tiêm analgin: 1 ml/10 kgTT/lần/ngày. Tiêm hitamox la: 1 ml/10 kgTT/lần/2ngày. Tiêm nova-daxa 20: 1ml/10kg /lần/ngày Điều trị liên tục trong 3-5 ngày.

Tiến hành thụt rửa tử cung bằng nước sạch với gói gunapax(dung dich vệ sinh phụ nữ) đối với những con đẻ phải can thiệp bằng tay. Thụt rửa liên tục đến khi khỏi bệnh. Tỉ lệ 5 lít nước vs 6 gói gunapax(5g) với 25g amox 10% mỗi con thụt rửa 1-1.5l nước, con nào nặng có thể thụt rửa hơn.

Bệnh viêm vú

+ Nguyên nhân: do các loài vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,

E. coli xâm nhập vào tuyến vú qua da, do xây xát núm vú do răng nanh

khuẩn phát triển, hoặc do quá nhiều sữa làm căng nhức, gây viêm.

Do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh hoặc quá nóng.

Do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ.

Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung.

+ Triệu chứng: lợn nái bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao, không cho con bú. Tất cả các bầu vú hay một vài bầu vú bị viêm, đỏ, đau, nóng, sưng; có con bị viêm nặng, bầu vú tím bầm lại, sờ nắn bầu vú thấy cứng.

+ Điều trị:

Tiêm analgin: 1 ml/10kgTT/lần/ngày. Tiêm hitamox la: 1 ml/10kgTT/lần/2ngày. Điều trị liên tục trong 3-5 ngày.

Dùng vải màn nhúng vào nước muối ấm 10%, xoa bóp bầu vú mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Vắt bỏ bớt sữa trong bầu vú 2 - 3 lần/ngày.

Tách đàn con ra khỏi những con mẹ bị viêm vú, cho đàn con sinh trước khỏe mạnh vào nó xúc vào mạnh vào bầu vú.

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc

phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3-5 272 268 98,53 Pen – strep Hitamox 1ml/10 kg TT Sát nhau Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 3 3 100 Pen – strep Hitamox 1ml/10 kg TT Viêm vú Pen - strep 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 7 7 100 Đẻ khó Oxytocin 2 ml Tiêm bắp 3-5 4 4 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: trong 272 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 268 con đạt tỷ lệ khỏi khá cao so với các bệnh cùng điều trị là 98,53% do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có 3 con mắc bệnh sát nhau điều trị khỏi 3 con đạt tỷ lệ 100%. Đẻ khó có 4 con mắc điều trị khỏi 4 con, tỷ lệ khỏi đạt 100% do phát hiện, can thiệp kịp thời. Và chẩn đoán 7 con mắc bệnh viêm vú, điều trị khỏi 7 con, đạt tỷ lệ 100% do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng.

Đối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra

ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Pen - strep với liều lượng là 1 ml/10 kg TT với Hitamox La. Điều trị trong 3-5 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng

nước muối sinh lý 0,9%, hoặc nước ấm kết hợp với gói gunapax với amox10% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Pen – strep liều 1 ml/10 kg TT với Hitamox La điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Với bệnh bại liệt sau sinh trại dùng Mg - calcium với liều 60 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt, trại thường loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý nhiệt và tận dụng làm nguồn thức ăn cho cá trê lai. Đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)