Lịch làm việc và báo cáo sản xuất của trại ( thực tế )
*Ca ngày
1: Giao ca đúng giờ, sạch sẽ, đầy đủ.
2: Thay nước dấm chân sát trùng 1 lần/ngày.
3: Lau sàn chuồng đối với chuồng đang đẻ 1 lần/ngày. 4: Phun sát trùng 1 lần/ ngày vào 10h.
5: Xịt gầm chuồng 1 lần/ngày vào 8h.
6: Xả vôi gầm 2 lần/tuần vào thứ 4 với thứ 7. 7: Cọ rửa máng heo mẹ 1 lần/tuần vào thứ 2. 8: Qoét mạng nhện thứ 2, thứ 5, chủ nhật.
9: Lau máng heo con 1 lần/ngày.
10: Qoét hành lang đầu chuồng 1 làn/ngày. 11: Tổng vệ sinh toàn trại làm 5s vào thứ 5.
*Ca đêm
1: Giao ca đúng giờ, đầy đủ.
2: Kiểm tra nhiệt độ vào lúc 21h, 2h, 4h. 3: Kiểm tra bóng úm heo con, buộc cố định.
4: Rửa sạch dụng cụ đõ đẻ để gọn gàng (chuồng đang đẻ).
Trong quá trình thực tập em đã tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại. Kết quả làm việc được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
Khâu thực hiện Số lợn phải thực hiện Khối lượng thực hiện được Tỷ lệ (%) Cho lợn ăn 56 56 100 Tắm chải cho lợn mẹ 56 56 100
Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái và lợn con ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 3 lần/ngày (bữa sáng, trưa và chiều), lợn nái chửa ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều. Khi mới chuyển lên chuồng đẻ thì ăn 2 lần/ngày (sáng ,chiều).
Việc tắm, chải cho lợn nái sinh sản cũng vô cùng quan trọng vào mùa hè thì thường xuyên 1 lần/ ngày còn mùa đông thì hạn chế.
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm 2019 - 2021
STT Loại lợn Năm 2019 Năm 2020 Đến tháng 5/
2021
1 Lợn đực giống 29 17 18
2 Lợn nái sinh sản 331 1.133 1.210
3 Lợn hậu bị 756 123 183
4 Lợn con 11650 31010 14560
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt.
Số lợn con và lợn nái sinh sản là cao nhất, vì trạng trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên, đặc biệt, lợn nái hậu bị tăng lên số lượng lớn nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải.
Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng giảm không ổn định là do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải nhữ ng con đực giống đã kém chất lượng nên công ty phải cung cấp thêm lợn giống đực cho trại.