Trong thời gian thực tập tại trại chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các kỹ thuật như: đỡ đẻ cho lợn nái, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni cho lợn con.
* Đỡ đẻ lợn con: kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau -Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.
-Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. -Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn.
-Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.
-Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC
-Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
-Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi và tiêm chế phẩm Fe - B12 cho lợn con: lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - B12. Thường thì chế phẩm Fe - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn
con sinh với liều lượng 2 ml/con, mài nanh vào ngày thứ 2 sau khi đẻ. Chế phẩm Fe - B12 sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết. Số tai của lợn con sẽ được bấm theo mã số của trại và số tuần mà lợn con được sinh ra.
* Thiến lợn đực: đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào thứ 3 và thứ 7 hằng tuần (sớm nhất là 4 ngày muộn nhất là 7 ngày).
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
Thao tác: đầu tiên là tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh (hitamox la). Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn và xoắn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến, những con nào bị hecly ruột thì dùng bông và băng dính quấn vào, thực tế 30 phút thì tháo bông ra nhưng trại toàn để cuối buổi chiều tháo ra.
* Kĩ thuật ghép heo con.
+ Những nguyên tắc tuân thủ khi ghép heo:
-Phải đảm bảo heo con bú sữa đầu đầy đủ trước khi ghép heo. -Ghép số con tương ứng với số lượng vú.
-Ghép số con có cùng trọng lượng với nhau.
-Những con có khối lượng nhỏ ghép với con mẹ sữa tốt. -Những con có khối lượng lớn ghép dần dần.
-Những con mẹ đẻ khó (đã đẻ 2-3 con) cho phép ghép những con to để kích thích đẻ nhanh hơn.
-Hằng ngày phải ghép để phát hiện sớm những con còi cọc trong đàn. -Phân loại, ghép lại các đàn còi nhỏ sau 1 đến 2 ngày thành còi nhất, còi vừa, và còi nhỏ.
-Sau 14 đên 15 ngày có thể cai sữa sớm lấy mẹ để nuôi các con còi nhỏ. -Có thể ghép con 1 ngày tuổi cho mẹ đẻ 2-3 ngày, con 2-3 ngày tuổi cho mẹ đẻ 5-6 ngày, con 5-6 ngày tuổi cho mẹ 10-11 ngày tuổi, con 10- 11 ngày tuổi cho mẹ 14-16 ngày tuổi, từ 16 ngày tuổi có thể cai sữa sớm để lấy mẹ nuôi con còi.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trên đàn lợn của trại
STT Công việc Thực hiện được (con) An Toàn Không an toàn (chết) Tỷ lệ (%) An toàn Không an toàn (chết) 1 Đỡ đẻ cho lợn nái 56 56 0 100 0 2 Mài nanh, bấm số tai lợn con 11110 11110 0 100 0 3 Thiến lợn đực 6500 6482 18 99,72 0,28 4 Mổ hecni 15 14 1 93,33 6,67 5 Cắt đuôi 11110 11110 0 100 0
Qua bảng 4.6 có thể thấy trong thời gian thực tập em đã đỡ đẻ cho 56 con lợn nái (an toàn 100%) và thủ thuật trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm số tai là được thực hiện nhiều nhất với số con làm được là 11110 con (an toàn 100%) em làm bên công tác điều trị. Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh ngay nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.
Công việc mổ hecni chiếm tỷ lệ thấp do số lượng lợn con bị hecni thấp, trong thời gian thực tập em có theo dõi và tiến hành mổ 15 con số con an toàn là 14 con (đạt tỷ lệ 93,33 %). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do bẩm sinh, khi đẻ ra lợn con đã mắc, một phần là do trong quá trình thiến.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1.Kết luận
- Về hiệu quả chăn nuôi của trại:
+ Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt
+ Lợn con luôn được xuất bán thường xuyên hàng tháng, bình quân 2700con/tháng.
- Những chuyên môn đã được học tại trại:
Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:
-Cho lợn mẹ ăn và tắm chải cho lợn mẹ: 56 con
-Điều trị lợn mẹ viêm tử cung: 272 con an toàn 98,53% -Điều trị lợn mẹ viêm vú: 7 con an toàn 100%
-Điều trị lợn mẹ sát nhau: 3 con an toàn 100% -Điều trị lợn mẹ bại liệt: 7 con an toàn 100% -Điều trị lợn mẹ đẻ khó: 4 con an toàn 100% -Đỡ đẻ là: 56 con an toàn 100%
-Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 10% cho lợn con là: 11110 con an toàn 100%.
-Thiến lợn đực là: 6500 con an toàn 100% -Mổ hecni là 15 con an toàn 93,33%