Bài học kinh nghiệm trong quản lý phát triển VLXD

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 105 - 107)

1. Về quản lý đầu tư

Khuyến khích phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh theo cơ chế thị trường, đối với các lĩnh vực cung vượt cầu, hoặc các lĩnh vực nguồn nguyên, nhiên liệu không có sẵn, các lĩnh vực sản xuất phát thải các chất thải, khí thải nguy hại đến môi trường trong khu vực sản xuất và khu vực dân cư thì xiết chặt các quy định về thuế tài nguyên, nguyên liệu sản xuất và tiêu chuẩn về môi trường thông qua ngưỡng nồng độ bụi, nồng độ khí thải, nước thải …

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nghiên cứu cải tiến nâng cao sản lượng các loại VLXD mới, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường là cấp nhiều kinh phí cho các chương trình khoa học công nghệ liên quan, giảm thuế đối với các hoạt động phát triển VLXD gắn với xử lý tái chế rác thải.

2. Về công nghệ

Khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính trong các dây chuyền mới sản xuất VLXD. Đồng thời, có chương trình và chính sách hỗ trợ nâng cấp, cải tạo, thay thế các thiết bị cho các dây chuyền cũ để đảm bảo đáp ứng được các qui định mới về môi trường. Các công nghệ sản xuất VLXD yêu cầu phải giảm thiểu tối đa sử dụng nguyên liệu từ các khoáng sản thiên nhiên, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp trong sản xuất VLXD.

3. Về sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng

Khuyến khích các cơ sở sản xuất nghiên cứu các giải pháp trong sản xuất nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên, nhiên liệu, năng lượng trong lĩnh vực sản xuất VLXD; giảm dần việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa các loại phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên, nhiên liệu thay thế.

4. Về quản lý chất lượng VLXD

Siết chặt chất lượng sản phẩm VLXD thông qua hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với các quy định về yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và phương pháp thử. Nhiều chủng loại VLXD được đưa vào danh mục bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận hợp quy chất lượng sản phẩm.

5. Về bảo vệ môi trường

Để bảo vệ môi trường, tỉnh cần xây dựng chương trình khoa học công nghệ để tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thông qua các chỉ tiêu, chỉ số bụi, khí thải, chất thải rắn và nguồn nước thải và yêu cầu giám sát môi trường định kỳ các nguồn phát thải ra môi trường từ hoạt động khai thác, sản xuất VLXD.

Chương 4

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG VLXD

TỈNH NAM ĐỊNH THỜI KỲ 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)