Khai thác cát xây dựng, cát san lấp

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 130 - 132)

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành VLXD

g. Khai thác cát xây dựng, cát san lấp

Cát tại Nam Định chủ yếu là cát mịn phục vụ san lấp mặt bằng và một phần làm cát xây trát. Cát được khai thác tại các lòng sông và bãi bồi dọc các tuyến sông, mặc dù, cát bãi bồi ở các sông trên địa bàn tỉnh hàng năm được bồi đắp, tuy nhiên trữ lượng bồi đắp hiện nay không lớn nên sản lượng khai thác hàng năm trên địa bàn tỉnh chỉ dao động trong khoảng vài trăm nghìn m3

không đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình khai thác cát, các chủ đầu tư phải tuân thủ đúng các quy định đã nêu trong luật quản lý đê điều và phải có sự thỏa thuận của Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Giai đoạn 2021 - 2030 * Về đầu tư:

+ Phát triển sản xuất cát xây dựng phải đảm bảo tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan môi trường.

+ Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các dây chuyền chế biến cát nghiền, cát biển, cát vùng nước mặn, cát nước lợ, cát mịn thành cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho bê tông và vữa.

* Về công nghệ:

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, lưu chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng;

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

+ Việc khai thác cát, sỏi lòng sông phải tuân theo Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 20/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ long, bờ, bãi sông”.

+ Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng; sử dụng các loại phế thải công nghiệp, xây dựng để sản xuất cát xây dựng;

+ Từng bước hạn chế và tiến đến không sử dụng cát sông có đủ chất lượng làm cát, sỏi xây dựng dùng cho mục đích san lấp, cải tạo mặt bằng.

- Khuyến khích các đơn vị xây dựng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu sử dụng đa dạng các loại vật liệu san lấp. Cụ thể:

Cát nhiễm mặn tại các mỏ đã được quy hoạch và các sản phẩm cát đen, bùn thải nạo vét từ các khu vực cửa biển, cửa sông, cầu cảng, các dự án cải tạo chống sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Vật liệu san lấp từ các loại phế thải công nghiệp như: Các sản phẩm tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện và nhà máy luyện thép; xà bần hay phế thải từ việc phá dỡ các công trình cũ.

* Về bảo vệ môi trường:

+ 100% các cơ sở khai thác cát trên địa bàn tỉnh phải xây dựng báo cáo quan trắc định kỳ trong quá trình khai thác. Xây dựng phương án bảo vệ môi trường tại các bãi tập kết khoáng sản cát xây dựng.

+ 100 % các cơ sở khai thác thực hiện ký cam kết cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

* Về sản phẩm

+ Mặc dù không có lợi thế về nguồn đất, cát làm vật liệu san lấp, nhưng Nam Định lại nằm trong khu vực nguồn xỉ than vô cùng lớn (Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình), bên cạnh đó trong những năm gần đây Thanh Hóa, Hà Nam và Quảng Ninh đã phát triển mạnh các cơ sở chế biến cát nghiền đây sẽ là các nguồn nguyên liệu thay thế cho đất, cát san lấp

truyền thống. Do vậy, để tránh việc khai thác đất, cát san lấp không phép, UBND tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng sử dụng các loại xỉ than hoặc bùn thải làm vật liệu san lấp, sử dụng cát nhân tạo thay cho cát tự nhiên. Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng cát nghiền đạt tối thiểu 40% nhu cầu cát trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2031-2050

+ Hạn chế tối đa sử dụng cát tự nhiên trong xây dựng và san lấp mặt bằng; nâng cao tỷ lệ sử dụng cát nghiền lên tối thiểu 60% tổng lượng cát dùng trong xây dựng.

+ Sử dụng tối đa các loại phế thải công nghiệp, bùn thải, cát biển làm vật liệu san lấp thay cho cát lòng sông.

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)