Các Doanh nghiệp sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 142 - 146)

III. Tổ chức thực hiện đề án

11. Các Doanh nghiệp sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD

sản làm VLXD

- Tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.

- Trước khi cung cấp vật liệu xây dựng ra thị trường phải thực hiện công bố chất lượng sản phẩm theo quy định hiện hành.

- Lựa chọn sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, giá thành cạnh tranh.

- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sản xuất kinh doanh VLXD gửi UBND cấp huyện, Sở Xây dựng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngành sản xuất VLXD ở Nam Định là một ngành sản xuất không có lợi thế phát triển so với một số tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên trong các giai đoạn vừa qua đã được đầu tư phát triển và đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng được nhu cầu một số chủng loại VLXD, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định được tầm quan trọng của ngành công nghiệp VLXD từ nay đến năm 2030 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2050, dự án phân tích những khó khăn thách thức cũng như những thuận lợi đối với phát triển ngành sản xuất VLXD tại tỉnh Nam Định để xây dựng những mục tiêu quan điểm, trên cơ sở đó hoạch định phương án phát triển đối với từng lĩnh vực sản xuất VLXD có tính khoa học và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

Để thực hiện được đầy đủ các nội dung đề án, nhóm thực hiện dự án đã căn cứ vào các số liệu điều tra khảo sát thực tế huện trạng ngành vật liệu xây dựng của địa phương hiện nay và dự báo thị trường VLXD của tỉnh đến năm 2030 làm cơ sở để nghiên cứu. Đồng thời chú trọng đến thị trường trong nước, trong vùng và xuất khẩu đối với một số chủng loại VLXD có lợi thế cạnh tranh để cân đối khả năng phát triển đáp ứng nhu cầu. Đề án đã đề xuất các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu phải thực hiện cải tiến công nghệ hoặc dừng sản xuất, bên cạnh đó cũng đề xuất phương án đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới các cơ sở sản xuất VLXD phù hợp với điều kiện của địa phương. Các cơ sở có định hướng đầu tư đều là các cơ sở có quy mô vừa và lớn, có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ xanh. Những đề xuất này đã căn cứ vào những điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện những yếu tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành mà hiện tại không lường trước được, nên đề án phát triển VLXD cần tiếp tục được bổ sung hoàn thiện thêm.

Ngành công nghiệp VLXD phát triển liên quan tới sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, trong đó trực tiếp liên quan đến ngành năng lượng, giao thông vận tải, cấp thoát nước, tài chính ... Vì vậy, để đề án có tính khả thi, ứng dụng hiệu quả vào đời sống - xã hội, ban soạn thảo kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định như sau:

- UBND tỉnh xem xét, phê duyệt đề án để làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện cấp phép đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dự án sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện để cân đối được nhu cầu năng lượng, nhiên liệu, vận tải, vốn đầu tư như trong dự án đã nêu.

- Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng chỉ đạo thực hiện đề án, cùng với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn triển khai theo nội dung và tiến độ đã đề ra. Đồng thời tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ để nâng cao công tác quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể một số nhiệm vụ như sau:

1. Nghiên cứu sử dụng phế thải của ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng, khai thác mỏ để sản xuất cát nghiền nhân tạo, xi măng, gạch không nung, gạch đất sét nung, bê tông và vật liệu san lấp.

2. Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất cát nghiền nhân tạo từ đá.

3. Nghiên cứu số hóa cơ sở dữ liệu về vật liệu xây dựng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng để tích hợp vào nguồn cơ sở dữ liệu của tỉnh, của ngành VLXD.

PHỤ LỤC I

Khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020

Bảng 1. Quy hoạch các mỏ khai thác cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định

(theo QĐ số 1275/QĐ-UBND và danh sách cấp phép của sở TNMT tỉnh Nam Định kèm theo công văn số 2261/STNMT-TNNKS)

STT Tên mỏ, vị trí Số giấy phép, ngày cấp

Diện

tích Ghi chú I TP. Nam Định

Một phần của tài liệu 637756968347477087 (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)