Kết quả xa sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị các khuyết hổng phần mềm sau phẫu thuật cắt ung thư khoang miệng (Trang 91 - 101)

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu đƣợc theo dõi sau phẫu thuật trong thời gian từ 3 đến 77 tháng, trung bình 39.13 ±21.08 tháng.

3.3.6.1. Tình trạng sống còn của bệnh nhân sau phẫu thuật

Liên quan sự sống còn và thời gian theo dõi sau phẫu thuật Bảng 3.23: Tỷ lệ sống còn của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Số BN (n) Tỷ lệ

Thời gian theo dõi trung bình (tháng)

Nhận xét: Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật của cả nhóm nghiên cứu là 39.13 ± 21.08 tháng, trong đó có 47 bệnh nhân còn sống (77.0%) với thời gian theo dõi trung bình là 46.25 tháng. Số bệnh nhân chết là 14 (27.0%) với thời gian theo dõi sau phẫu thuật trung bình là 16.78 tháng

Liên quan sự sống còn và giai đoạn bệnh

Bảng 3.24: Liên quan sự sống còn với giai đoạn bệnh (n=61 BN) Thời gian theo dõi 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Sau 6 tháng phẫu thuật có 6 bệnh nhân tử vong, trong đó 4 bệnh nhân ở giai đoạn IV, 2 bệnh nhân ở giai đoạn III. Sau12 tháng thêm 7 bệnh nhân tử vong, trong đó bệnh nhân ở giai đoạn III là 3 và giai đoạn IV là

4. Sau 24 tháng theo dõi thêm 1 bệnh nhân ở giai đoạn IV tử vong. Chỉ có 47/61 (77.04%) bệnh nhân sống sót, 14/61 (22.95%) bệnh nhân đã tử vong. Tất cả 37 bệnh nhân giai đoạn II (100%) đều còn sống đến hết thời gian nghiên cứu, 10 bệnh nhân giai đoạn III, chiếm 62.5%. Sự khác biệt về tỷ lệ sống, chết giữa các giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001.

Liên quan sự sống còn và diện khuyết sau cắt u

Bảng 3.25: Liên quan sự sống còn và diện cắt u (n=61 BN) Tình trạng sống chết lƣỡi Sống Chết Tổng p

Nhận xét: Các bệnh nhân khuyết 1/3 lƣỡi và niêm mạc má hậu hàm có tỷ lệ sống sau phẫu thuật 2/2; tỷ lệ bệnh nhân khuyết ½ lƣỡi sàn miệng sống sót là 23/28; khuyết ¾ lƣỡi sàn miệng là 11/17, khuyết sàn miệng là 5/7. Số bệnh nhân chết ở nhóm khuyết toàn bộ lƣỡi là 1/2. 2 nhóm khuyết 1/3 lƣỡi và khuyết niêm mạc hậu hàm không ghi nhận bệnh nhân tử vong trong khoảng thời gian nghiên cứu. Sự khác biệt giữa tỷ lệ sống sau phẫu thuật và diện khuyết sau cắt u không có ý nghĩa thống kê (p = 0.403).

3.3.6.2. Kết quả tạo hình khoang miệng

Phục hồi chức năng nói

Bảng 3.26: Kết quả phục hồi chức năng nói theo thời gian (n=47)

Chức năng nói Tốt Khá Trung bình Kém Tổng

Nhận xét: Khả năng nói bình thƣờng của bệnh nhân sau phẫu thuật tăng theo thời gian, tỷ lệ này sau 3 tháng là 8.5%, đến tháng thứ 12 và sau đó tăng đến 83.0%. Tỷ lệ bệnh nhân nói ngọng và nói khó chiếm đa số sau 3 tháng (cùng bằng 63.8%), giảm nhanh theo thời gian hậu phẫu, từ sau 12 tháng chỉ còn 8.5% bệnh nhân nói ngọng, 4.3% bệnh nhân nói khó. Số bệnh nhân không nói đƣợc sau 3 tháng là 4, giảm ít ở các tháng tiếp theo, sau 12 tháng còn 2 bệnh nhân không nói đƣợc. Sự phục hồi chức năng nói sau phẫu thuật theo thời gian rất rõ, sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh kết quả sau phẫu thuật ở tháng thứ 3 và tháng thứ 12 với p = 0.0001.

Bảng 3.27: Liên quan chức năng nói và diện khuyết tổ chức (n=47) Diện cắt 1/3 lƣỡi ½ lƣỡi ¾ lƣỡi Toàn bộ lƣỡi Sàn miệng Má+hậu hàm Tổng p

Nhận xét: Diện khuyết 1/3 lƣỡi, sàn miệng và niêm mạc má sau cắt u hầu nhƣ không ảnh hƣởng đến chức năng nói của bệnh nhân. Diện khuyết ½ lƣỡi có 95.6% bệnh nhân có thể nói bình thƣờng, còn lại 4.4% bệnh nhân nói ngọng. Diện khuyết ¾ lƣỡi có 45.5% nói bình thƣờng, 27.3% nói ngọng, 18.2% nói khó hiểu và 9.1% nói không hiểu. Trong nghiên cứu này có 1 bệnh nhân mất chức năng nói hoàn toàn do bị cắt bỏ toàn bộ lƣỡi. Sự khác biệt

Phục hồi chức năng nuốt

Bảng 3.28: Kết quả chức năng nuốt theo thời gian (n=47)

Các chỉ tiêu đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Tổng

Nhận xét: Sau phẫu thuật 3 tháng đa số bệnh nhân (70.2%) phải tự ăn lỏng, chỉ có 4 bệnh nhân (8.5%) ăn bình thƣờng, 2 bệnh nhân không tự ăn đƣợc. Sau 6 tháng số bệnh nhân phải tự ăn lỏng giảm nhiều, chỉ còn 14.9%, số bệnh nhân ăn sệt tăng nhanh từ 17.0% lên đến 59.6%. Tỷ lệ nhóm bệnh nhân ăn bình thƣờng tăng dần theo thời gian từ 8.5% sau 3 tháng, 25.5% sau 6 tháng và sau 12 tháng đạt tới 83.0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh kết quả sau phẫu thuật 3 tháng và 12 tháng với p = 0.001.

Bảng 3.29: Liên quan chức năng nuốt và diện khuyết tổ chức (n=47) Diện cắt 1/3 lƣỡi ½ lƣỡi ¾ lƣỡi Sàn miệng Má+hậu hàm Toàn bộ lƣỡi Tổng

Nhận xét: Diện khuyết 1/3 lƣỡi và sàn miệng không ảnh hƣởng đến chức năng ăn nhai nuốt của bệnh nhân. Trong nhóm với diện khuyết ½ lƣỡi có 95.6% bệnh nhân ăn đƣợc thức ăn bình thƣờng sau phẫu thuật, 4.4% ăn thức ăn sệt. Nhóm với diện khuyết ¾ lƣỡi có 45.5% bệnh nhân ăn bình thƣờng, 45.5% ăn thức ăn sệt và 9.1% phải ăn thức ăn lỏng. Nhóm bệnh nhân khuyết toàn bộ lƣỡi có 1 bệnh nhân, chỉ ăn đƣợc thức ăn lỏng. Sự khác biệt

Tình trạng thẩm mỹ của vạt ghép

Bảng 3.30: Tình trạng thẩm mỹ của vạt ghép theo thời gian (n=47)

Các chỉ tiêu đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Tổng

Nhận xét: Sau 3 tháng phẫu thuật đa số vạt (76.6%) nằm trong nhóm khá. Sau 6 tháng, số vạt tốt và rất tốt tăng nhiều: nhóm tốt tăng từ 8.5% lên 44.7%; nhóm rất tốt tăng từ 6.4% lên 36.2%. Sau 12 tháng đa số vạt nằm trong nhóm rất tốt (80.9% và 83.0%). Sự khác biệt của vạt sau phẫu thuật về mặt thẩm mỹ khi so sánh ở thời điểm 3 tháng và 12 tháng là có ý nghĩa thống kê với p = 0.001.

Bảng 3.31: Liên quan giữa thẩm mỹ vạt ghép với diện cắt u (n=47) Diện cắt 1/3 lƣỡi ½ lƣỡi ¾ lƣỡi Sàn miệng Má + hậu hàm Toàn bộ lƣỡi Tổng

Nhận xét: Diện cắt u không ảnh hƣởng đến kết quả thẩm mỹ vạt sau cắt 1/3 đến ½ lƣỡi, niêm mạc má hậu hàm và sàn miệng, nhƣng có ảnh hƣởng nhiều khi diện cắt lớn hơn ½ lƣỡi đến toàn bộ lƣỡi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm diện cắt ½ lƣỡi và toàn bộ lƣỡi với p = 0.004.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vạt cánh tay ngoài tự do trong điều trị các khuyết hổng phần mềm sau phẫu thuật cắt ung thư khoang miệng (Trang 91 - 101)