Các chiến lược nhóm ST

Một phần của tài liệu phân tích môi trường cạnh tranh ngành bất động sản (Trang 62 - 63)

4. Các chiến lược cho công ty giai đoạn 2010 – 2015

4.2.2. Các chiến lược nhóm ST

a. Các chiến lược Marketing.

- Chiến lược sản phẩm: sản phẩm có chất lượng cao, áp dụng công nghệ đẫ học được qua quá trình học hỏi từ những công ty đã thành công trước, cũng như các đối tác mà công ty đang liên doanh liên kết. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa tùy theo loại sản phẩm phục vụ cho người có thu nhập thấp, trung bình hay cao. Sản phẩm nhà ở hay văn phòng hay các sản phẩm khác của công ty đều tuân theo các tiêu chuẩn do Nhà nước đề ra.

- Chiến lược về giá: định giá bán dựa trên nhièu nguyên tắc khác nhau: xem xét cả về mặt lợi nhuận tối thiếu, lợi nhuận tối đa mà công ty thu được, chi phí bỏ ra khi sản xuất sản phẩm/dịch vụ, và giá cả thị trường hiện tại.

- Chiến lược chiêu thị: có các hình thức quảng cáo phong phú hơn trên các báo, các đài, và trên cả tivi,……. Hinh thức khuyến mãi sản phẩm đâ dạng và linh hoạt hơn cho khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.

- Chiến lược phân phối: hình thức phân phối rộng khắp, mang thông tin tới khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn, thông qua các trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh,…..

b. Các chiến lược Marketing khác:

Để mang lại hình ảnh cho công ty trước một số lượng lớn các đối thủ. Nội dung chính của chiến lược này là tận dụng các điểm mạnh của công ty để hạn chế các thách thức đang hiện hữu trên thị trường.

Bên cạnh tập trung các chiến lược Marketing, công ty sẽ chú trọng hơn nữa các hoạt động xã hội, các chương trình PR cho danh tiếng công ty, bảo vệ hình ảnh công ty trước các đối thủ hùng mạnh trên thị trường. Cụ thể: công ty sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình tài trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở các khu vực quận huyện, quanh thành phố Hồ Chí Minh: Huyện Cần Giờ, Huyện Bình Chánh, ………Xây dựng nhà tình thương tặng cho các gia đình nghèo khó trong khu vực. Thường xuyên tổ chức các quỹ học bỗng, trao cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần học hỏi trong khu vực. Tích cực hơn nữa trong các hoạt động xã hội, đem lại hình ảnh là một công dân gương mẫu của công ty trước xã hội và cộng đồng.

c. Chiến lược đổi mới và phát triển phòng R&D.

Nhu cầu trên thị trường Bất Động Sản đang ngày càng gia tăng và phức tạp, do đó, nhu cầu đòi hỏi cho sự phát triển của phòng R&D là rất bức thiết.

đầu tư hơn nữa vào nguồn nhân lực và vật lực cho phòng R&D, tăng cường các hoạt động tích cực về việc nghiên cứu về nhu cầu hiện tại của khách hàng, nghiên cứu sâu và kĩ hơn các phân khúc khách hàng mới để tạo thuận lợi cho công ty trong việc mở rộng thị trường sang các phân khúc mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường cạnh tranh ngành bất động sản (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)