Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu phân tích môi trường cạnh tranh ngành bất động sản (Trang 55 - 60)

Điểm mạnh.

1) Công ty có kinh nghiệm trong việc thực thi các dự án lớn, có giá trị tài sản lớn: khu đô thị Tân Tạo, KCN Phong Phú, KĐC Phong Phú, KDC và công trình công cộng 11A, …………..

2) Công ty có quy mô lớn trong ngành Bất Động Sản với mức vốn điều lệ và giá trị tài sản cao đứng thứ ba gần bằng công ty SJS.

3) Khả năng sinh lời của công ty xếp hàng thứ hai trong ngành Bất Động Sản. 4) Mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao, tăng để qua các năm. 5) Quỹ đất lớn, quy hoạch và quỹ đất có sẵn được chính quyền Quận Tân

Bình, Huyện Bình Chánh giao cho và có quyết định giao đất của Chính phủ. 6) Có danh tiếng tốt trên thị trường Bất Động Sản cũng như được sự tín nhiệm

của khách hàng trong nhiều năm liền.

7) Sản phẩm nổi tiếng với chất lượng cao và uy tín về các thủ tục pháp lí. 8) Khả năng quản lí chi phí của các bộ phận tốt do đó đem lại lợi nhuận cho

công ty cao.

9) Công ty có hệ thống quản lí chất lượng tốt, do đó: chính sách Công ty được rõ ràng, hệ thống mục tiêu cụ thể.

10) Các nhà quản lí công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất Động Sản (ít nhất là 5 năm).

Điểm yếu.

1) Công ty chưa chú trọng mở rộng thị trường sang các khu vực khác trong thành phố mà chỉ tập trung trong khu vực quận Tân Bình và Bình Chánh. Chưa khai thác các phân khúc thị trường khác.

2) Có nhiều sản phẩm dở dang, tiến độ công trình còn chậm do ảnh hưởng bởi tiến độ thu hồi đất.

3) Trình độ nhân viên còn chưa đồng đều, trình độ chuyên môn của nhân viên còn chưa sâu vào các nghiệp vụ chính.

4) Các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hình ảnh công ty cũng như các hoạt động quảng cáo sản phẩm của công ty còn mờ nhạt, các chương trình tiếp thị chưa mạnh.

5) Các thủ tục pháp lí còn chậm do không chủ động được vấn đề thời gian do những quy định về đất đai còn phức tạp, chưa rõ ràng.

Cơ hội.

1) Thị trường Bất Động Sản đang dần khôi phục lại sau một thời gian dài “đóng băng” và chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009. 2) Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao chiếm 355% ( quý III 2009).

3) Nhu cầu về mua nhà, căn hộ từ thấp, trng bình, đến cao cấp ở Việt Nam đều đang gia tăng.

4) Các phân khúc thị trường Bất Động Sản khác như: văn phòng, khách sạn đang có xu hướng tăng cao.

5) Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đứng thứ hai châu Á( 8% năm 2008), riêng thành phố Hồ Chí Minh là 10%.

6) Tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng GDP , tốc độ tăng công nghiệp tăng nhanh, dẫn đến dân số tăng nhanh ở các đô thị lớn như TP. HCM.

7) Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Chỉ tính trong năm 2007, tổng vốn FDI thực hiện cũng đã đạt 3,3, tỷ USD.

8) Kiều hối ở các nước gửi về về Việt Nam đang tăng lên dẫn đến nhu cầu nhà ở cho phân khúc thị trường mới này tăng lên.

9) Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với thế giới và khu vực, điển hình Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương Mại thế Giới (WTO) năm 2006 đã thu hút nhiều hà đầu tư đầu tư vào các trung tâm Thành phố lớn. Nên nhu cầu đất phục vụ sản xuất kinh doanh, đất xây dựng nhà xưởng làm văn phòng sẽ tăng vọt.

10) Pháp luật ngày càng hoàn thiện và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển như: các quy định về khung giá đất, phương pháp định giá đất để bình ổn thị trường bất động sản, các quy

định về tiêu chuẩn các khu đô thị mới, quy định về việc đầu tư vốn trong Bất Động Sản, chủ trương di dời các cơ sở sản xuất vào các Khu công nghiệp tập trung của UBND Thành Phố……. nên nhu cầu về đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn sẽ rất lớn.

Thách thức.

1) Những thương hiệu lớn đang muốn tranh thủ giai đoạn đầu để định vị cho mình một thương hiệu dịch vụ bất động sản vừa tuân thủ pháp luật vừa chuyên nghiệp. Do đó, môi trường cạnh tranh trên thị trường Bất Động Sản đang ngày càng gắt gao hơn.

2) Tỉ lệ trống tập trung chủ yếu là do nhiều cao ốc mới hoàn thành. Một điều đáng quan ngại là trong khi tỉ lệ trống còn khá cao thì nguồn cung văn phòng cho thuê được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tăng tới 134% vào cuối năm 2010 trên tất cả các hạng văn phòng. Chính vì vậy, cuộc cạnh tranh để thu hút khách hàng giữa các chủ cao ốc trong thời gian tới sẽ hết sức quyết liệt.

3) Các rào cản gia nhập ngành không mấy là khó khăn trong điều kiện kinh tế hiện nay, thị trường đang cần các nguồn cung dồi dào cho các phân khúc khách hàng mới, dẫn đến số lượng các đối thủ gia nhập ngành đang ngày một gia tăng.

4) Các quy định mới về thu tiền sử dụng đất và các chi phí khác của Chính phủ đang ngày càng chi tiết và được đánh giá là có tăng. Vì vậy, nguy cơ về việc tăng giá sản phẩm là điều khó tránh khỏi.

5) Các quy định mới về bảo trì nhà cao tầng làm rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư. Tuy không làm tăng giá thành sản phẩm nhưng gián tiếp làm tăng chi phí cho khách hàng tạo nêntâm lý e ngại của khách hàng.

6) Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển mạnh mẽ về số lượng có tính cạnh tranh cục bộ với hoạt động của Công ty BCCI trên một số địa bàn, cụ thể là trên các khu vựcthuộc Quận mới Bình Tân.

7) Nguy cơ về nhà ở cao tầng. Hiện nay làn sóng xây dựng nhà ở cao tầng đang phát triển rất mạnh mẽ, và dự báo sắp tới sẽ xảy ra khủng hoảng thừa trên thị trường này. Vì vậy, việc tham gia phát triển nhà cao tầng có thể tạo thành nguy cơ cho hoạt động của Công ty BCCI nếu không được đánh giá và nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là về vấn đề kỹ thuật, chất lượng.

8) Các nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm thị trường trong việc khai thác các dự án lớn như cao ốc văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, trung tâm thể dục thể thao … và đưa các nhà đầu tư trong nước vào các phân khúc vừa và nhỏ. Nguy cơ thị trường bịthu hẹp.

9) Một số nhà đầu tư trong nước đã liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài để tăng lợi thế cạnh tranh về vốn và công nghệ cũng là nguy cơ cho Công ty BCCI.

10)Giá đất tăng cao sẽ thu hẹp thị phần người mua, đối với người có thu nhập trung bình và thấp cơ hội để tạo nhà ở càng khó khăn.

Ma trận SWOT. Môi trường bên ngoài Môi trường bên trong

Cơ hội – O (Opportunities)

01. Thị trường BĐS đang dần khôi phục.

02. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành cao.

03. Nhu cầu mua căn hộ, nhà ở cấp thấp ở đang gia tăng.

04. Các phân khúc mới: văn phòng khách sạn có xu hướng gia tăng.

05. Nhu cầu cho các phân khúc Kiều hối gia tăng

06. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, và các chỉ số về kinh tế, dân số tăng.

07. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh trong các năm gần đây.

08. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

09. Hoạt động tích cực hội nhập của Việt Nam khi gia nhập WTO.

010. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và môi trường pháp lý thuận lợi.

Nguy cơ – T (Threats)

T1. Các thương hiệu lớn đang tích cực định vị sản phẩm của họ vừa đúng luật vừa chuyên nghiệp.

T2. Thu hút khách hàng giữa các chủ đầu tư cao.

T3. Số lượng các đối thủ trong ngành đang gia tăng.

T4. Phân khúc mới khó có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm nhà ở, chung cư cao cấp……

T5. Khách hàng đang có tâm lí e ngại bới các chinh sách của Chính phủ.

T6. Trên địa bàn quận nhà, các đối thủ cạnh tranh đang xuất hiện nhiều.

T7. Khả năng xáy ra khủng hoảng thừa về cung nhà ở cao tầng.

T8. Nhà đầu tư nước ngoài đang chiếm ưu thế hơn.

T9. Vị thế cạnh tranh của các đối thủ đang được nâng cao.

T10. Chính phủ ban hành quy định mới về giá, nguy cơ tăng giá nhà đất.

Mặt mạnh – S (Strengths)

S1. Có kinh nghiệm trong việc thực thi các dự án lớn, có giá trị tài sản lớn.

S2. Quy mô công ty lớn.

S3. Khả năng sinh lời cao.

S4. Mức lợi nhuận hàng năm cao.

S5. Có quỹ đất lớn.

S6. Có danh tiếng tốt trong trên thị trường Bất Động Sản. S7. Khả năng quản lí chi phí tốt. S8. Sản phẩm có chất lượng tốt. S9. Hệ thống quản lí thông tin tốt. S10. Các nhà quản lí có kinh nghiệm S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S10 + O1, O2, O3, O4, O5, O6, O8, O9, O10.

 Khai thác triệt để thị trường hiện có bằng các chiến lược tăng thị phần;

Mở rộng thị trường tập trung trên các phân khúc mới: khách hàng có thu nhập thấp và trung bình và các khu vực thị trường ngoài quận nhà. Liên kết liên doanh với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để tranh thủ việc chuyển giao công nghệ, giảm rủi ro trong đầu tư. Đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư sang các lĩnh vực khác: văn phòng cho thuê, khách sạn, du lịch.

S2, S3, S4, S5, S5,S7,S8,S9 + T1, T2, T3, T5, T6, T8, T9 

Tập trung vào các chiến lược Marketing: có chiến lược giá cả phù hợp, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ đảm bảo, chiến lược xúc tiến hấp dẫn, thu hút được khách hàng quan tâm, chiến lược phân phối rõ ràng, rộng khắp.

Tập trung ngân sách cho các chương trình xã hôi: xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo...

Tập trung ngân sách cho sự phát triển của phòng R&D.

Mặt yếu – W (Weaknesses) W1. Chưa khai thác các phân khúc thị trường khác. W2. Còn nhiều sản phẩm dở dang chưa hoàn thành.

W3. Trình độ nhân viên chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao.

W4. Các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm còn mờ nhạt.

W5. Các thủ tụ pháp lí còn chậm.

W1, W2, W3, W4 + O1, O2, O3, O4, O5, O6, O9, O10

 Cải tiến các chính sách về tièn lương, phụ cấp cho công nhân, đảm bảo tốt hơn đời sống công nhân. Tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên môn cho nhân viên; nâng cao trình độ quản lí cho các cấp quản lí.

Xây dựng văn hóa công ty trên cơ sở mỗi nhân viên là một vai trò quan trọng, tạo dựng được hình ảnh về công ty.

Cải tiến công nghệ để việc xây dựng, sản xuất được tiết kiệm hơn, các công trình nhanh chóng hoàn thành. W1, W2, W5 + T1, T2, T3, T5, T6, T8  Tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng, các dịch vụ hậu mãi.

Chú ý hơn tới các kênh phân phối trong việc đưa thông tin về công ty và sản phẩm tới khách hàng.

Hướng các dịch vụ tư vấn vào sâu hơn cạc sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, tu sửa, nâng cấp hệ thống đèn , điện , nước ....trong các công trình xây dựng, sản phẩm của công ty sau khi đã bán cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường cạnh tranh ngành bất động sản (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)