Dự báo về quy mô dân số và nguồn lao động đến năm 2030, tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 31)

nhìn đến năm 2050

1. Về quy mô dân số

Với tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 – 2019 là 2,28%, dân số

trung bình năm 2019 của tỉnh là 543.452 người và xu thếtăng dân số tự nhiên sẽ

giảm dần, dự báo:

- Giai đoạn đến năm 2030 tỷ lệ tăng dân số bình quân khoảng 2% so với

năm trước, như vậy đến năm 2030 dân số trung bình của tỉnh Kon Tum khoảng 675.715 người.

- Giai đoạn đến năm 2050 tỷ lệtăng dân số bình quân khoảng 1,8% so với

năm trước, như vậy đến năm 2050 dân số trung bình của tỉnh Kon Tum khoảng 965.426 người.

2. Về nguồn lao động

Giai đoạn từ năm 2018 trở về trước, nguồn lao động của năm sau luôn

luôn tăng so với năm trước. Tuy nhiên đến năm 2019 giảm so với các năm trước và chỉ chiếm 58,21% dân số trung bình của tỉnh (316.359/543452 người). Bên cạnh đó tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tỉnh Kon Tum giai

đoạn 2011 – 2019 liên tục tăng và đến năm 2019 là 66,7 năm (so với năm 2011 tăng một năm). Với xu hướng trên thì:

- Giai đoạn đến năm 2030 bình quân hàng năm nguồn lao động có thể

giảm 0,2% so với tỷ lệ nguồn lao động của năm trước và đến năm 2030 tỷ lệ

nguồn lao động chiếm 56,94% so với dân số trung bình của tỉnh.

- Giai đoạn đến năm 2050 bình quân hàng năm nguồn lao động có thể

giảm 0,5% so với tỷ lệ nguồn lao động của năm trước và đến năm 2050 tỷ lệ

Phần 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 I. Quan điểm

1. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

2. Phát triển nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố

then chốt, có ý nghĩa quyết định và là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

3. Phát triển nhân lực là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các

chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

4. Phát triển nhân lực có chất lượng trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thức đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, từng bước theo kịp trình độ nhân lực trong khu vực và của cả nước. Phát triển nhân lực phải gắn liền với bố trí, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Phát triển nguồn nhân lực tỉnh đủ về số lượng; có cơ cấu lao động theo

trình độ chuyên môn phù hợp; có năng lực nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm; chủ động, sáng tạo trong công việc phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Mục tiêu đến năm 2025

* Nhóm mục tiêu đối với cán bộ, công chức, viên chức:

- Thực hiện sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, củng cố hệ thống chức nghiệp thực tài. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và thực hiện nhiệm vụ.

- Phấn đấu tỷ lệ cán bộ, công chức được nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức, kỹnăng về quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh năm 2025 đạt 95%; tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn trên đại học đạt 15%; tỷ lệ cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn có trình độ đại học trở lên

đạt 70%; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ lý cao cấp luận chính trị - hành

chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc tế tiếng dân tộc thiểu số, tin học, ngoại ngữđạt 90%;

- Thực hiện có hiệu quả công tác tinh giản biên chế đến năm 2021 giảm tối thiểu 1,5% biên chế so với năm 2020; từ năm 2021 trở đi giữ vững ổn định biên chế, không tăng thêm.

* Nhóm mục tiêu về giáo dục - đào tạo:

- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển nhân lực. Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi ở 100% xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Phấn đấu đạt ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; phấn đấu ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ phông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng. Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và không mù chữ trở lại. Phấn đấu 98,5% số người trong độ tuổi 15-60 tuổi biết chữ; 99,5% sốngười trong độ tuổi 15-35 tuổi biết chữ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên trung cấp và giảng viên cao đẳng đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Phấn đấu có 90% giáo viên mầm non đạt chuẩn, trong đó có 55% trên chuẩn; có 86% giáo viên tiểu học đạt chuẩn và 3% trên chuẩn; có 90% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn, trong đó

3% trên chuẩn; Có 15 % giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn về trình

độ đào tạo theo quy định hiện hành; 67,6% giáo viên trung cấp, giảng viên cao đẳng đạt trình độ từ Thạc sỹ trở lên.

* Nhóm mục tiêu về lao động, việc làm:

- Khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực tăng tỷ trọng lao động

trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó: Tỷ trọng làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt khoảng 38,4% và khoảng 63,1% lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Từ năm 2021 đến năm 2025, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động (trong đó có ít nhất 100 lao động tham gia xuất khẩu lao động); phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 44%. Đảm bảo 90% lao động học nghề ra trường có việc làm đúng với nghề đã học.

* Nhóm mục tiêu về nâng cao thể trạng, sức khỏe nguồn nhân lực:

- Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lực; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) xuống 34% và suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 17%.

- Phấn đấu tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%.

- Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục, thể thao quần chúng, phấn đấu đến năm 2025 40% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030

* Nhóm mục tiêu đối với cán bộ, công chức, viên chức:

- Phấn đấu tỷ lệ cán bộ, công chức được nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực về quản lý nhà nước đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trên đại học đạt 20%; tỷ lệ cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn

có trình độ đại học trở lên đạt 90%; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị đạt 25%; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc tế, tiếng dân tộc thiểu số, tin học, ngoại ngữ đạt 100%.

- Hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ của tỉnh cơ bản đảm bảo về sốlượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, thúc đẩy phát triển và hội nhập quốc tế.

* Nhóm mục tiêu về giáo dục - đào tạo:

- Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi ở 100% xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Phấn đấu đạt ít nhất 35% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

- Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và không mù chữ trở lại. Phấn

đấu 99% số người trong độ tuổi 15-60 tuổi biết chữ; 99,9% số người trong độ

tuổi 15-35 tuổi biết chữ. Phấn đấu 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn, trong đó

có 5% trên chuẩn; 100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn, trong đó có 5% trên

chuẩn; 100% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn, trong đó có 5% trên chuẩn; 17% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo theo quy

định; 80,5% giáo viên trung cấp, giảng viên cao đẳng đạt trình độ từ thạc sỹ trở

lên.

* Nhóm mục tiêu về lao động, việc làm:

- Tỷ trọng cơ cấu lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đạt trên 44% và cơ cấu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản dưới 56%.

- Duy trì mức bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.200

- Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 50%.

- Đảm bảo 95% lao động học nghề ra trường có việc làm đúng với nghề đã học.

* Nhóm mục tiêu về nâng cao thể trạng, sức khỏe nguồn nhân lực:

- Nâng cao thể lực và tầm vóc con người; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi

suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống dưới 30% và suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi xuống dưới 12,8%.

- Phấn đấu tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,5%. - Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục, thể thao quần chúng; phấn đấu có 45% dân số tập luyện thể dục, thểthao thường xuyên.

2.3 Mục tiêu đến năm 2045.

* Nhóm mục tiêu về cán bộ, công chức, viên chức:

- Duy trì tỷ lệ cán bộ, công chức được nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng, an ninh đạt 100%.

- Phấn đấu tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trên đại học

đạt 30%; tỷ lệ cán bộ chủ chốt các xã, phường, thị trấn có trình độ đại học trở lên đạt 100%; tỷ lệ CBCC có trình độ cao cấp luận chính trị - hành chính đạt 35%; tỷ lệ CBCCVC được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức hội nhập quốc tế, tiếng dân tộc thiểu số, tin học, ngoại ngữ đạt 100%.

* Nhóm mục tiêu về giáo dục - đào tạo:

- Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, tạo tiền đề cho phát triển nhân lực.

- Tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi ở 100% xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh công tác phânluồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và

trung học phổ thông.

- Phấn đấu đạt ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và 45%

học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

- Tiếp tục giữa vững kết quả xóa mù chữ và không mù chữ trở lại.

- Tiếp tục phấn đấu 99,9% số người trong độ tuổi 15-60 tuổi biết chữ; 99,9% sốngười trong độ tuổi 15-35 tuổi biết chữ.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông, giáo viên trung cấp và giảng viên cao đẳngđạt chuẩn về trình độ đào tạo.

- Phấn đấu có 15% giáo viên mầm non trên chuẩn, 15% giáo viên tiểu học trên chuẩn, 15% giáo viên trung học cơ sở trên chuẩn và 17% giáo viên trung học phổ thông trên chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định hiện hành; trên

80,5% giáo viên trung cấp, giảngviên cao đẳng đạt trình độ từ thạc sỹ trở lên.

* Nhóm mục tiêu về lao động, việc làm:

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó: Tỷ trọng làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt trên 46% và dưới 54% lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Chú trọng cải thiện và nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh trạnh của nguồn nhân lực góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Giai đoạn 2030-2045 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 6.300 lao động (trong đó có ít nhất 200 lao động tham gia xuất khẩu lao động);

phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 60%.

- Đảm bảo 100% lao động học nghề ra trường có việc làm đúng với nghề đã học.

* Nhóm mục tiêu về nâng cao thể trạng, sức khỏe nguồn nhân lực:

- Nâng cao thể lực và tầm vóc nhân lực; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy

dinh dưỡng (chiều cao theo tuổi) xuống dưới 26% và suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) xuống dưới 10,5%.

- Phấn đấu tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.

- Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục, thể thao quần chúng, phấn đấu đến năm 2045 trên 50% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

2.4 Mục tiêu đến năm 2050.

- Duy trì các mục tiêu đến năm 2045 theo Đề án.

- Nâng tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn trên đại học trên 30% và tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị trên 35%.

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp trên 40% và học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

đào tạo trình độcao đẳng trên 45%.

- Vận động dân số tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên trên 60%.

III. Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực

1. Phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 31)