IV. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh KonTum đến năm 2030, định
2. Đổi mới công tác quản lý nhà nước, cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ nhân
ngộ nhân tài, đào tạo bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, đánh giá và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức
- Tổ chức điều tra, rà soát nhu cầu học nghề của lực lượng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; cập nhật thường
xuyên thông tin về cung - cầu lao động; tăng cường công tác dự báo về diễn biến nguồn nhân lực và nhu cầu nhân lực. Trên cơ sở đó có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động và lãng phí trong đào tạo.
- Đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý phát triển nhân lực các ngành giáo dục đào tạo, ngành lao động, thương binh và xã hội, ngành nội vụ và
ngành khoa học công nghệ.
- Chỉ đạo các đơn vị có tham gia đào tạo và sử dụng nhân lực trên địa bàn tỉnh cung cấp, cập nhật thông tin, tình hình cung - cầu nhân lực, từ đó có kế hoạch phát triển nhân lực nhất quán, đồng bộ, tránh sự chồng chéo trong quá
trình thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục đào tạo nhân lực trên địa bàn tỉnh kịp thời khắc phục hạn chế, khó khăn trong đào tạo phát triển nhân lực.
- Tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng nhân lực quản lý lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức; thực hiện các cuộc điều tra lao động và việc làm trong các thành phần kinh tế để phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kịp thời, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của vị trí công tác, đáp ứng được nhucầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tiếp tục thu hút, đãi ngộ nhân tài, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo định hướng. Trong nông lâm nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, trồng và chế biến dược liệu gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò, dê) lấy sữa và lấy thịt. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược liệu và năng lượng tái tạo.
- Tăng cường liên kết, phát triển du lịch, trọng tâm là phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, du lịch cộng đồng nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, đổi mới cơ chế và các công cụ phát triển nhân lực: chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với thực tiễn chuyển dịch kinh tế của tỉnh; chính sách tài chính và phân bổ ngân sách cho công tác phát triển nhân lực; chính sách huy động các nguồn lực xã hội; chính sách phát triển thị trường lao động; chính sách lao động, việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội... Kết hợp việc phát triển nguồn nhân lực với chính sách thu hút đầu tư và phát triển đa dạng hóa các thành phần kinh tế thúc đẩy
chương trình giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Tạo điều kiện các doanh nghiệp tự đào tạo nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu chính sách thu hút đội ngũ nhân lực, nhất là đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và giá trị đóng góp của họ cho sự phát triển của tỉnh. Tiếp tục xây dựng và thực hiện Đề án quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách tạo nguồn cán bộ nữ dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao năng lực để tham gia vị trí quản lý lãnh đạo ở các cơ quan của tỉnh; chính sách đặc thù tuyển dụng công chức, viên chức đối với người dân tộc thiểu số, nhất là nhóm dân tộc thiểu số rất
ít người, nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 52-KL/TW, ngày 30-5- 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
“về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí
thức trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Tạo điều kiện cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng đủ điều kiện của đơn vị cấp học bổng đi đào tạo ở nước ngoài với quy định rõ ràng để họ trở về tỉnh làm việc.
- Thực hiện tốt việc đánh giá nhân lực dựa trên năng lực đóng góp, kết quả,
năng suất lao động thực tế; thực hiện chế độ đãi ngộ tương xứng với trình độ,
năng lực, kết quả công việc theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương.
- Thực hiện giám sát xã hội, bảo đảm vai trò giám sát của cộng đồng, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc giám sát chất lượng đào
tạo nhân lực.
- Đẩy mạnh việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho lao động nông
thôn, người dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
3. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức