Chương 4 Lần theo dấu cá mập

Một phần của tài liệu Cuộc nổi dậy ở phố wall (Trang 53 - 76)

Đến cuối năm 2010, họ đã chế tạo xong món vũ khí có thể bán ra thị trường. Món vũ khí này hứa hẹn sẽ giúp các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ chống lại được loài cá mập mới trên thị trường. Các nhà đầu tư biết ít thông tin về con cá mập đó đến không ngờ. Ngoài Ronan ra, Brad không biết một ai khác trong giới giao dịch cao tần. Anh chỉ có ý niệm mơ hồ về khả năng tác động, hay ảnh hưởng chính trị của giới đó. Qua Ronan, anh biết rằng các hãng HFT có mối quan hệ đặc biệt với các sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, nhưng anh chẳng biết gì về thỏa thuận của bọn họ với các ngân hàng lớn ở Phố Wall, vốn là những nơi được giao cho nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Rồi nhiều người làm việc cho các ngân hàng trên Phố Wall dường như cũng chỉ có ý niệm cực nhạt nhòa về ý định của các ngân hàng này. Nếu bạn làm việc cho một ngân hàng lớn ở Phố Wall, cách dễ dàng nhất để tìm hiểu xem các ngân hàng khác đang định làm gì là nhắm vào những nhân viên đang tìm việc mới ở các ngân hàng đó và phỏng vấn bọn họ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, cái đầu cầu quá-lớn-không-thể-nào-thất-bại của Phố Wall rơi vào rối loạn và Brad có thể nói chuyện với những người, mà chỉ trước đó vài năm, không bao giờ tính đến chuyện làm việc cho RBC. Đến khi hoàn tất công cuộc moi tin tập thể, anh đã nói chuyện với hơn 100 nhân viên của những ngân hàng quá-lớn-không-thể-nào-thất-bại, nhưng chỉ tuyển được 35 người trong số họ. “Tất cả bọn họ đều muốn có việc làm,” Brad nói. “Không phải là họ không nói với tôi. Mà chuyện là họ không biết hệ thống điện tử của chính mình vận hành ra sao.” Điểm chung của tất cả những người này, kể cả những người mà anh không tuyển, là nỗi lo sợ và sự thiếu niềm tin vào hệ thống. John Schwal là một ví dụ kỳ lạ đáng bàn luận. Cả ông nội và cha của Schwall đều là nhân viên cứu hỏa ở Staten Island. “Tất cả cánh đàn ông bên đằng nội nhà tôi đều làm lính cứu hỏa,” Schwall kể. “Tôi muốn làm việc gì đó hơn thế.” Hơn thế có nghĩa là có bằng thạc sĩ kỹ thuật của Viện Công nghệ Stevens ở Hoboken, New Jersey. Cuối những năm 1990, anh có được một công việc tại Banc of America Securities16, ở đây, anh đã lên tới vị trí có chức danh nghe rất trọng đại: Trưởng phòng Sản phẩm Mới. Mô tả công việc của anh hấp dẫn hơn bản thân công việc. John Schwall là người đứng trong hậu trường, xử lý những chi tiết tẻ ngắt, như quản lý mối quan hệ giữa đội giao dịch trên sàn và những con nghiện công nghệ có nhiệm vụ chế tạo thứ này thứ kia cho họ, hoặc đảm bảo rằng ngân hàng tuân thủ các quy định mới của thị trường chứng khoán. Anh thường đứng trong tốp 1% nhân viên xuất sắc của Banc of America trong các đợt đánh giá nhân sự, nhưng vị thế của anh ở ngân hàng trên Phố Wall giống như quản gia trong một gia đình thượng lưu ở Anh. Đối với những anh chàng phải làm công việc nhàm chán ở phòng hỗ trợ, anh có vẻ như một nhân vật máu mặt, nhưng đối với dân giao dịch làm ra tiền thì không phải vậy.

Bất kể công việc này khiến anh chán chường như thế nào, anh đều chôn giấu hết. Khi được cho một lý do để trung thành với công ty, anh sẽ nắm lấy nó. Như biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chẳng hạn. Bàn làm việc của Schwall nằm ở tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, trên tầng 81. Đúng là vì số may nên sáng đó anh đi làm muộn − ngày duy nhất mà anh báo xin đi làm muộn trong năm 2001 − và anh chứng kiến chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp, 13 tầng phía trên tầng làm việc của anh, qua cửa xe buýt chạy đằng xa. Một số

đồng nghiệp của anh đã mất mạng trong ngày đó và một số nhân viên cứu hỏa mà anh biết ở Staten Island cũng vậy. Schwall hiếm khi nói về biến cố này, nhưng một cách thầm kín anh tin rằng nếu anh ngồi ở bàn làm việc khi máy bay lao vào, bản năng sẽ thúc anh phải chạy lên cầu thang thay vì chạy xuống dưới. Trong suy nghĩ của anh, cảm giác tội lỗi vì không có mặt ở đó để giúp mọi người trở thành một món nợ mà anh mang nặng với các đồng nghiệp và công ty của mình. Nói khác đi, Schwall muốn hướng về một ngân hàng trên Phố Wall như một nhân viên cứu hỏa hướng về sở cứu hỏa của mình. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ ở Banc of America mãi mãi,” anh nói.

Rồi khủng hoảng tài chính xảy ra, và sau đó, năm 2008, Ngân hàng Mỹ mua lại Merrill Lynch đang trên bờ vực phá sản. Chuyện xảy ra sau đó đã làm xáo trộn thế giới quan của Schwall. Merrill Lynch là một trong những kẻ tạo ra loại trái phiếu có tài sản bảo đảm dưới chuẩn tệ hại nhất. Nếu mặc xác họ cho thị trường định đoạt − nếu Ngân hàng Mỹ không dang tay ra cứu − nhân viên Merrill Lynch sẽ bị tống cổ ra đường. Vậy mà, ngay trước cuộc mua lại, họ đã tự thưởng cho mình những khoản kếch xù mà cuối cùng kẻ chi trả lại là Ngân hàng Mỹ. “Chuyện đó cực kỳ không công bằng,” Schwall nói. “Nó bất công không chịu nổi. Cổ phiếu của tôi trong công ty mà tôi đã giúp xây dựng trong 9 năm trời lại rơi vào tay những gã khốn và những kẻ chẳng ra gì tự thưởng cho mình những khoản kỷ lục. Đó ắt phải là tội ác.” Choáng váng hơn nữa, người của Merrill Lynch cuối cùng lại phụ trách bộ phận chứng khoán của Ngân hàng Mỹ và lên kế hoạch sa thải hầu hết những người đang làm việc ở đó. Nhiều người trong số đó là những nhân viên giỏi, trung thành của ngân hàng. “Phố Wall là chốn bại hoại, tôi chốt như vậy,” sau này Schwall nói. “Doanh nghiệp không có sự trung thành với nhân viên.”

Schwall là một trong số ít người ở Ngân hàng Mỹ giữ được công việc của mình: Merrill Lynch không có ai để thay thế anh. Anh che giấu cảm xúc thật của mình nhưng không còn tin tưởng công ty nữa. Và lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, anh cảm thấy, công ty cũng không tin tưởng anh. Một ngày nọ anh tự gửi một lá thư từ tài khoản cá nhân tới tài khoản công ty − anh đang giúp một vài người bạn vừa bị ngân hàng sa thải và những người muốn bắt đầu mở một hãng môi giới nhỏ. Sếp anh gọi anh lên để hỏi về việc này. Bọn họ đang làm cái quái quỷ gì khi kiểm soát hộp thư đến của mình thế này? Schwall băn khoăn.

Khả năng giám sát cấp trên của anh hiển nhiên vượt xa khả năng giám sát anh của họ, và anh bắt đầu làm việc này. “Có nhiều nỗi oán giận không nói thành lời,” anh nói. Anh để ý thấy có sự bùng nổ hoạt động giao dịch ở mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối với sự tiếp sức của các giao dịch viên cao tần của Merrill Lynch. Anh thấy rằng Merrill Lynch đã tạo ra một dòng doanh thu mới, để giải thích cho số tiền mà các hãng giao dịch cao tần trả cho họ nhằm đổi lấy quyền tiếp cận mạng lưới giao dịch trong bóng tối của hãng. Anh cũng để ý thấy anh chàng xây dựng nền tảng giao dịch điện tử cho Merrill Lynch là một trong những tay được trả lương hậu hĩnh nhất trong số tất cả nhân viên ở Merrill Lynch − tuy nhiên, anh chàng này đã bỏ việc để lập một công ty phục vụ các hãng HFT. Anh để ý thấy có những lá thư được gửi trên những tờ giấy in sẵn tên ngân hàng cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán phản đối việc đặt thêm quy định thị trường. Anh đã giữ lại một lá, các luật sư của ngân hàng viết trong đó, “mặc dù trong những năm gần đây có nhiều thay đổi ở cả cấu trúc thị trường cũng như hành vi của người tham gia, song thị

trường chứng khoán hiện vẫn đang hoạt động tốt.” Một hôm, anh nghe được tin đồn rằng mấy tay Merrill đã giao cho một chuyên gia phân tích lập báo cáo chứng tỏ rằng các khách hàng trên thị trường chứng khoán của Merrill đã phương trưởng hơn nhờ bất kỳ hoạt động nào diễn ra trong mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối của hãng. Hiển nhiên là đã xảy ra tranh cãi xoay quanh báo cáo này. Schwall lưu tệp tin đồn đó để sử dụng về sau.

Trước đây, Schwall muốn nghĩ mình là một anh chàng sống theo một vài quy tắc giản đơn, như một anh lính tốt bụng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, anh ngày càng giống anh chàng Butler phẫn uất. Anh thích đặt những câu hỏi phức tạp và theo dấu các câu trả lời vào bất kỳ cái hang thỏ nào mà chúng dẫn anh tới. Nói cho gọn, anh bị lên cơn ám ảnh.

Phải mãi cho đến sau khi kéo Schwall từ Ngân hàng Mỹ về làm việc cho RBC, Brad mới để ý thấy mặt này của anh ta. Lẽ ra trước đó anh phải thấy nó, đơn giản là từ vai trò được chọn của Schwall trên Phố Wall: Giám đốc Sản phẩm. Một giám đốc sản phẩm, để phát huy sức mình, phải là một người bị ám ảnh. Vai trò này ra đời từ niềm tin rộng khắp rằng dân giao dịch không biết cách nói chuyện với các chuyên viên máy tính, và rằng các chuyên viên máy tính không đáp lại những tay làm giao dịch lông lá, kềnh càng lượn lè vè quanh mình. Giám đốc sản phẩm là người đứng giữa hai nhóm, lọc ra trong những điều mà dân giao dịch muốn đâu là điều quan trọng nhất và tìm cách để tạo ra điều đó một cách tốt nhất. Chẳng hạn, một anh chàng nhà giao dịch chứng khoán của RBC có thể đòi tạo một nút “Thor” trên màn hình máy tính, để có thể nhấn vào khi muốn Thor thực thi lệnh mua cổ phiếu của mình. Để thiết kế nút này cần phải có 20 trang mô tả đặc điểm kỹ thuật chi tiết nhàm chán. Đó là lúc Schwall bước vào. “Anh ta đi sâu vào những chi tiết mà chẳng có ai khác đi sâu đến thế, bởi một lý do nào đó, đó là việc anh ta thích làm,” Brad nói.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự ám ảnh về chi tiết của Schwall và có thể tạo nên một cú ngoặt đột ngột vào một ngõ cụt bí hiểm nào đó diễn ra trong các cuộc họp của hãng. “Anh ta thường đột ngột chuyển sang một chủ đề khác hẳn,” Brad nói. “Là những chuyện nửa liên can, nửa không, nhưng rõ là kiểu trên trời.” Một diễn biến khác cũng giúp Brad thấy được đầu óc Schwall hoạt động như thế nào là cuộc xung đột mà Schwall dính đến không lâu sau khi vào làm ở RBC. Ngân hàng từ chối lời mời làm mạnh thường quân chính cho một tổ chức từ thiện có tên gọi là Những đôi cánh trên Phố Wall. Những đôi cánh trên Phố Wall gây quỹ để ủng hộ những người mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) − hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig. Đáp lại mà không giải thích, Schwall tung một lá thư ra toàn hệ thống giải thích tầm quan trọng của các nghiên cứu về ALS và khuyến khích mọi nhân viên ủng hộ Những đôi cánh trên Phố Wall. Chẳng có gì lạ khi các nhà điều hành RBC, những người đưa ra quyết định ban đầu, coi lá thư này như một hành động chính trị nhằm làm suy yếu thẩm quyền của họ. Chẳng vì một lý do rõ ràng nào, Schwall đã ngó lơ một nhóm những nhân vật quan trọng, có quyền sa thải anh.

Lúc này, Brad thấy mình đứng ở giữa anh chàng nhân viên mới, cực kỳ giá trị và một nhà điều hành hàng đầu của RBC, người đang muốn túm đầu anh ta. Bị gây áp lực, cuối cùng Schwall giải thích cho Brad biết rằng mẹ anh mất vì bị ALS. “Thế mà anh ấy chẳng định nhắc đến chuyện này,” Brad nói. “Anh ấy đã mất nhiều năm cố gắng tìm cách giúp mẹ mình. Chi

tiết mẹ qua đời vì căn bệnh đó chắc chắn sẽ giúp anh cãi thắng, nhưng anh chẳng bao giờ đề cập đến chuyện đó. Anh ấy nói làm thế là không quang minh chính đại và hèn.” Theo Brad, vấn đề của Schwall không phải là anh không chính trị, mà là anh vờn nó theo một kiểu rất đỗi phi lý. (“Ai sắc sảo về chính trị chắc chắn sẽ chẳng bao giờ làm thế”). Tuy nhiên, Schwall thường xuyên dính đến các vụ chính trị và chơi rắn đến độ cuối cùng Brad đã nghĩ đến một cái tên cho những rắc rối kéo theo sau đó: kiểu Schwall. “Kiểu Schwall là khi anh ta vô tình làm việc gì đó ngốc nghếch khiến anh ta trông như một gã ngốc,” Brad nói.

Tất cả những gì mà Schwall sẽ nói là: “Thỉnh thoảng tôi lại nổi khùng lên.” Anh thường đột nhiên bị ám ảnh bởi một chuyện bất kỳ, và những nỗi ám ảnh đó đẩy anh vào hành trình đi tới chỗ, mà nếu nhìn từ đó, chẳng ai có thể thấy được lý do ban đầu của cuộc phiêu lưu. Kết quả là rất nhiều hoạt động được thực hiện, chẳng vì một động cơ rõ ràng nào.

Thor đã kích hoạt quá trình lần tìm riêng tư đó ở Schwall. Thor và những gì nó ngụ ý về hệ thống tài chính Mỹ trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của Schwall. Trước khi Brad giải thích cho anh biết Thor hoạt động thế nào và tại sao nó lại hoạt động như thế, Schwall chưa bao giờ nghiền ngẫm về thị trường chứng khoán Mỹ. Sau khi gặp Brad, anh biết chắc thị trường nằm ở chính tâm của chủ nghĩa tư bản là một chốn lừa lọc. “Ngay khi ta nhận ra điều này, ngay khi ta nhận ra rằng ta không thể thực hiện lệnh của mình vì một kẻ nào đó có thể xác định những gì ta đang cố làm và chạy trước ta tới các sàn khác, mọi chuyện thế là xong,” anh nói. “Nó làm thay đổi suy nghĩ của ta.” Anh nghiền ngẫm tình huống; và càng nghiền ngẫm lâu, anh càng tức giận. “Chuyện đấy quả thật làm tôi muốn nổi điên,” anh nói. “Mọi người nghĩ ra cách này để kiếm chác từ tài khoản hưu trí của tất cả những người khác. Tôi biết ai bị chơi xỏ, những người như mẹ tôi, cha tôi, và tôi nhất quyết tìm cho ra kẻ nào đang làm trò đấy.” Anh xem lại những gì mà mình thấy ở Merrill Lynch sau khi bọn họ tiếp quản phòng giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng Mỹ. Chẳng hạn, anh lùng tìm anh chàng chuyên gia phân tích đã thực hiện bản phân tích gây tranh cãi về mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối của Merrill. Anh chàng chuyên gia này nói với anh, anh ta thấy thực chất thì mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối đó đang rút ruột khách hàng (trong khi làm lợi cho Merrill Lynch), nhưng ban quản trị không muốn nghe điều đó. “Họ liên tục yêu cầu anh ta điều chỉnh báo cáo,” Schwall nói. “Cơ bản thì người ta đã bảo anh ta phải làm khác đi để cho ra được câu trả lời mà họ cần.”

Một buổi sáng thứ Hai mùa hè năm 2011, Brad nhận được điện thoại của Schwall. “Anh ấy bảo: ‘Này, hôm nay tôi sẽ không đi làm đâu,’” Brad nhớ lại. “Và tôi hỏi: ‘Có chuyện gì thế?’ Anh ấy chỉ nói: ‘Cứ tin tôi đi.’ Rồi biến mất.”

Đêm trước đó, Schwall bước ra khoảnh sân sau nhà, anh chẳng đem theo gì ngoài một điếu xì gà, một chiếc ghế và một chiếc iPad. “Tôi tin rằng có vài kẻ đang tiếp tục trò gian lận. Khi nghĩ tới HFT, ta sẽ nghĩ tới cái gì? Chẳng nghĩ gì cả. Ta chẳng có một người nào, chẳng có một khuôn mặt nào để hình dung. Ta nghĩ đến một chiếc máy tính. Song, có những con

Một phần của tài liệu Cuộc nổi dậy ở phố wall (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)