Lời kết Lái con tàu phố Wall

Một phần của tài liệu Cuộc nổi dậy ở phố wall (Trang 153 - 165)

Thời tiết chưa bao giờ là chuyện to tát, chí ít là đối với một số thành viên của Câu lạc bộ Phụ nữ Ưa thám hiểm ở Centre, Pennsylvania. Câu lạc bộ này được Wandel, một quản trị viên của trường Đại học bang Penn lập ra sau khi nhận thấy có nhiều phụ nữ sợ phải đi một mình trong rừng. Câu lạc bộ hiện có 700 hội viên và cảm thức phiêu lưu của nó đã mở rộng, vượt ra khỏi những chuyến tản bộ trong rừng. Cả bốn người phụ nữ gặp tôi trên chiếc xe đạp bên con đường Pennsylvania đã: học đu xà, bơi ở vịnh Chesapeake và giành huy chương bạc tại giải vô địch thế giới môn đạp xe lao dốc; họ vừa hoàn thành một cuộc đua xe đạp có tên “Đường đua hành xác” Fondo cho các bà các cô, một cuộc thi đi bộ có tên Người đua bùn dẻo dai và ba cuộc thi đạp xe leo núi kéo dài 24 giờ khác nhau; họ đều tốt nghiệp trường dạy lái xe đua và tham gia 13 cuộc thi Lao mình kiểu gấu bắc cực ở một con sông nào đó trong vùng trong cái lạnh buốt người của mùa đông. Sau khi nghiên cứu trang web của Câu lạc bộ Phụ nữ Ưa thám hiểm, Ronan nói: “Đây là một nhóm mấy bà khùng gặp gỡ và làm mấy trò nguy hiểm; tôi phải bảo vợ tôi tham gia hội này mới được.”

Trong ánh sáng ảm đạm của một ngày tháng 1, chúng tôi nhấn bàn đạp trên đường 45, phía ngoài Boalsburg, Pennsylvania, thẳng tiến về hướng đông, dọc theo nơi từng là con đường cho xe ngựa bốn bánh chạy từ Philadelphia tới Erie. Lúc đó là 9 giờ sáng và cơn gió buốt da vẫn thổi nhẹ, làm nhiệt độ hạ xuống còn 11 độ. Quang cảnh hiện ra trước mắt chúng tôi là các nông trại, những cánh đồng để hoang và con đường vắng tanh, chẳng có gì trừ một chiếc xe tải nhỏ thỉnh thoảng chạy qua, gầm rống qua chúng tôi trong cơn tức giận thật sự. “Bọn họ ghét người đi xe đạp,” một người trong nhóm nhẹ nhàng giải thích. “Họ cố xem họ có thể đến gần đến độ nào.”

Những người phụ nữ này thỉnh thoảng vẫn thường đạp xe qua đây và đã để ý khi tuyến đường cáp quang được đặt bên cạnh đó, hồi những năm 2010. Thỉnh thoảng, một trong hai làn đường lại bị đội xây dựng tuyến cáp đóng lại. Khi đó, ta sẽ thấy những hàng đợi màu sắc với nào xe đạp, xe hơi, xe tải hạng nhẹ, xe đẩy ngựa kéo của những người Tin Lành và các nông cụ đợi sẵn ở đầu bên kia của dòng lưu thông sắp tới. Các đội xây dựng đã đào rãnh giữa con đường rải nhựa và các nông trại, khiến những người Tin Lành trên những chiếc xe ngựa khó trở về nhà − đôi khi ta sẽ thấy những em nhỏ, con của những người Tin Lành này, những bé gái trong bộ váy tía duyên dáng, đu người khỏi xe ngựa và nhảy qua rãnh. Một quan chức địa phương nói với các thành viên của Câu lạc bộ Phụ nữ Ưa thám hiểm rằng tuyến cáp quang này là một dự án của chính phủ nhằm cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao cho các trường đại học, cao đẳng trong vùng. Khi biết đây thực ra là một dự án tư nhân nhằm cung cấp lợi thế 3 mili giây cho các nhà giao dịch cao tần, họ có một số câu hỏi về nó. “Làm sao mà một tuyến cáp tư nhân lại có thể tiếp cận tuyến đường ưu tiên công cộng?” một người hỏi. “Tôi thật sự hiếu kỳ muốn biết chuyện đó.”

* * *

Chúng tôi hiện đang trong một cuộc chuyển đổi. Đó là những gì mà người Goldman Sachs đáp khi ta hỏi họ, bằng nhiều kiểu khác nhau, làm sao họ có thể từ chỗ để các công tố viên

Mỹ giáng sự giận dữ xuống Serge Aleynikov vì anh này tự gửi cho mình các mã vận hành hoạt động giao dịch cao tần của họ, tới việc giúp Brad Katsuyama thay đổi thị trường chứng khoán Mỹ theo những cách sẽ làm cho bộ mã giao dịch cao tần của Goldman trở thành vô giá trị.

Giữa Serge Aleynikov và hành động của Goldman ngày 19 tháng 12 năm 2013 có một mối liên quan. Phiên tòa và sự chú ý mà công chúng dành cho nó đã khiến nhiều người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn về giá trị mã giao dịch cao tần của Goldman Sachs. Giao dịch cao tần có khía cạnh được ăn cả: kẻ săn mồi nhanh chân nhất sẽ bắt được con mồi nhanh chân nhất. Đến năm 2013, những người chịu trách nhiệm xác định chiến lược của Goldman trên thị trường chứng khoán đã kết luận rằng Goldman không phải là người thực sự xuất sắc trong trò chơi mới này và rằng Goldman không thể trở nên xuất sắc được. Các hãng giao dịch cao tần sẽ luôn nhanh chân hơn Goldman Sachs − hay bất kỳ ngân hàng lớn nào khác trên Phố Wall. Những người điều hành Phòng Chứng khoán của Goldman Sachs hiểu ra rằng những gì Serge chẳng có gì đáng để trộm − chí ít là với bất kỳ ai có nhu cầu chính yếu là tốc độ.

Rắc rối đối với bất kỳ một ngân hàng lớn nào trên Phố Wall không đơn giản là ở chỗ hệ thống hành chính cồng kềnh không phù hợp để theo kịp với thay đổi công nghệ nhanh chóng, mà ở chỗ các lợi thế cạnh tranh thường thấy của một ngân hàng lớn Phố Wall không có mấy tác dụng trong hoạt động giao dịch cao tần. Lợi thế lớn nhất của một ngân hàng Phố Wall là khả năng tiếp cận một lượng lớn vốn rủi ro với chi phí rẻ, cùng với đó là khả năng sống sót trước những cú trồi sụt của một hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Khả năng đó chẳng có mấy ý nghĩa khi ngành kinh doanh đó không mạo hiểm và không đòi hỏi nhiều vốn. Hàng đêm, các giao dịch viên cao tần trở về nhà mà không nắm giữ vị thế nào trên thị trường chứng khoán. Họ giao dịch trên thị trường theo cách mà những người tính bài chơi trò xì dách trong sòng bạc: họ chỉ chơi khi có lợi thế. Đó là lý do họ có thể giao dịch năm năm mà không mất tiền dù chỉ một ngày.

Một ngân hàng lớn trên Phố Wall thật ra chỉ có một lợi thế duy nhất trong một thị trường tài chính ngày càng hoạt động nhanh hơn: cú đánh đầu tiên với giao dịch của chính khách hàng của mình. Miễn là khách hàng vẫn còn trong mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối và ở chỗ tối, ngân hàng vẫn còn có thể kiếm lời với phần thiệt thuộc về khách hàng. Nhưng ngay cả ở đây, các ngân hàng cũng không bao giờ có thể làm việc này hiệu quả hay chu toàn như một hãng HFT giỏi. Thật khó cưỡng lại áp lực trao con mồi cho một kẻ đi săn thành thục hơn, để đảm bảo vụ giết chóc sẽ được thực hiện nhanh chóng và bí mật và rồi, sau cuộc giết chóc đó, tham gia vào bữa đại yến như một đối tác nhỏ − dù có thể còn nhỏ hơn cả cái địa vị đối tác mang lại. Chẳng hạn, trong cuộc mua chênh giá trong mạng lưới giao dịch chứng khoán khối lượng lớn trong bóng tối mà IEX chứng khiến, hãng HFT nắm giữ khoảng 85% lợi nhuận và chỉ chừa lại cho ngân hàng 15% còn lại.

Cấu trúc mới của thị trường chứng khoán Mỹ đã loại các ngân hàng lớn tại Phố Wall ra khỏi vai trò lịch sử, và lắm lợi lộc như là người trung gian. Đồng thời, nó tạo ra, cho bất kỳ ngân hàng lớn nào, một số rủi ro chẳng lấy gì làm dễ chịu lắm: rằng khách hàng sẽ bằng cách nào đó phát hiện ra chuyện đã xảy ra với các lệnh mua bán chứng khoán của mình. Và rằng công

nghệ có thể trục trặc. Nếu thị trường sụp đổ, hoặc nếu một cú sụp chớp nhoáng khác xảy ra, các nhà hãng giao dịch sẽ không phải hứng chịu 85% chỉ trích, hay chịu 85% chi phí cho những vụ kiện tụng không tránh khỏi. Các ngân hàng sẽ phải gánh phần lớn những chỉ trích và chi phí ấy. Mối quan hệ của các ngân hàng lớn trên Phố Wall với các hãng giao dịch cao tần, nếu ngẫm nghĩ, ta sẽ thấy, hơi giống mối quan hệ của toàn bộ xã hội với các ngân hàng lớn tại Phố Wall. Khi chuyện êm đẹp, đội HFT sẽ lấy phần lớn lợi nhuận; khi mọi thứ xấu đi, đội HFT biến mất và toàn bộ thiệt hại đổ lên các ngân hàng.

Goldman đã phát hiện ra toàn bộ chuyện này − có lẽ là trước tất cả các ngân hàng lớn khác trên Phố Wall, để quyết định cách đối xử của mình với IEX. Đến ngày 19 tháng 12 năm 2013, những người mới được đưa lên phụ trách Phòng Vận hành Giao dịch Chứng khoán của Goldman Sachs, Ron Morgan và Brian Levine, muốn thay đổi cách thức mà thị trường này vận hành. Ai cũng có thể thể thấy họ thành thật. Họ thật sự tin rằng thị trường ở tâm điểm của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên quá phức tạp và có thể gặp phải một sai hỏng thảm họa nào đó. Tuy nhiên, họ cũng cố gắng đặt dấu chấm hết cho trò chơi mà họ không bao giờ có thể chiến thắng − hay nắm quyền kiểm soát. Và vì vậy, họ đã chuyển công tắc và gửi nhiều lệnh từ khách hàng của mình tới IEX. Khi làm việc này, họ đã bắt đầu một tiến trình, mà nếu được phép thực hiện, sẽ lấy hàng tỉ đô-la từ Phố Wall và trả chúng lại cho các nhà đầu tư. Tiến trình ấy cũng tạo ra sự công bằng.

Một ngân hàng lớn trên Phố Wall là một môi trường phức hợp. Ở Goldman Sachs có những người không có chung niềm vui như thế trước những việc mà Levine và Morgan đã làm. Và sau ngày 19 tháng 12, hãng đã lùi lại, một chút. Ngay cả Brad Katsuyama cũng khó hiểu nguyên do là vì sao. Hãng đã thay đổi suy nghĩ tập thể của mình? Hay hãng này đã đánh giá thấp những rủi ro khi đi đầu? Có phải việc để Goldman Sachs nhìn vượt lên khỏi tầm lợi nhuận ngắn hạn và tìm hiểu khung cảnh phía cuối con đường là quá nhiều? Có lẽ ngay cả Goldman Sachs cũng không biết phải trả lời ra sao.

Tuy vậy, dù câu trả lời đó là gì, điều mà Brian Levine đã nói vẫn rất có lý. “Sẽ có nhiều kháng cự,” anh nói. “Bởi cả một cơ sở hạ tầng to lớn đã được xây dựng quanh đó.”

Rất đáng để tiến hành một phân tích được-mất như kiểu của Goldman Sachs về cơ sở hạ tầng này, từ quan điểm của nền kinh tế mà nó dự định phục vụ. Cái được là: giá trên thị trường chứng khoán điều chỉnh theo thông tin mới nhanh hơn vài mili giây so với bình thường. Những cái mất thì làm thành một danh sách dài hơn. Một cái mất thấy rõ là sự bất ổn len vào hệ thống khi mà mục tiêu chính của nó không phải là sự ổn định, mà là tốc độ. Một cái mất khác là hàng tỉ đô-la không thể tính được rơi vào tay các trung gian tài chính. Số tiền đó là thuế trên đầu tư, do nền kinh tế chi trả; và khi doanh nghiệp sinh lợi càng phải trả nhiều thì mới có vốn bao nhiêu, sẽ càng có ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả bấy nhiêu. Một cái mất khác, khó đo lường hơn là ảnh hưởng mà toàn bộ số tiền này gây ra, không chỉ đến tiến trình chính trị mà còn đến các quyết định phải làm với cuộc sống. Tiền kiếm được khi chơi bạc trên thị trường tài chính càng nhiều, càng có nhiều người sẽ quyết định đặt cược tất cả để chơi trên đó − và tạo ra những câu chuyện lãng mạn để tự lý giải tại sao cuộc sống bài bạc trên thị trường tài chính lại là cuộc sống có mục đích. Và rồi có thể sẽ có cái mất lớn nhất trong tất cả những cái mất: một khi những người cực thông minh được trả

một số tiền lớn để khai thác những lỗ hổng trong hệ thống tài chính, họ sẽ có động cơ cực kỳ nguy hại để phá hỏng hệ thống đó thêm nữa, hoặc có động cơ giữ im lặng khi theo dõi những kẻ khác phá hỏng nó.

Sau rốt, cái mất là một hệ thống tài chính rối tung. Việc sắp xếp lại nó cho gọn gàng đòi hỏi những hành động mang tinh thần chủ nghĩa anh hùng thương mại − nhưng ngay cả khi đó, việc khắc phục cũng có thể không hiệu quả: giới tinh hoa đơn giản là đã kiếm chác được quá nhiều một cách dễ dàng khi hệ thống chệch choạc. Toàn bộ nền văn hóa phải muốn thay đổi. “Chúng tôi biết làm sao để trị nó,” Brad nói. “Vấn đề chỉ là liệu người bệnh có muốn được chữa trị hay không mà thôi.”

Suốt chặng đường dài dọc theo tuyến cáp của Spread Networks, chẳng có chốn lý thú nào cho người đạp xe dừng chân. Vai đường rất hẹp và những cánh đồng ngô bên cạnh lại cắm đầy những tấm biển Cấm đi qua. Ngoài vỏ chai soda bằng nhựa và xác nai bị những chiếc xe tải chạy nhanh cán qua và một hai cửa hàng, quang cảnh nơi đây trông giống hệt như quang cảnh một thời trên những con đường xe ngựa bốn bánh ở Philadelphia. Những dấu hiệu hiện đại không ăn nhập nhất là những cọc trắng với những mái vòm màu cam tươi sáng, cứ vài trăm mét lại xuất hiện một cái, được đặt ở đây ba năm rưỡi trước. Sau khoảng chừng 16km, chúng tôi thấy một cánh đồng mở không có biển báo, chúng tôi tạt vào cạnh một cọc trắng cam. Những cọc này chạy xa về cả hai hướng. Một người đi bộ hay đạp xe tham vọng có thể lần theo chúng tới một tòa nhà nằm ngay cạnh Sàn Nasdaq ở New Jersey; hoặc nếu anh ta quay theo chiều ngược lại và hướng về phía tây, anh ta sẽ tới Sàn Chicago Mercantile. Phía bên kia con đường là một thắng cảnh địa phương: Trại Tròn đỏ. Một người phụ nữ trong nhóm kể lại một truyền thuyết của vùng này, rằng trại đỏ đó được xây thành cung tròn cho lũ chuột không có góc nào để trốn. “Mọi người không biết phải sống sao trong một thế giới minh bạch,” Brad Katsuyama từng nói như vậy, và những con chuột có lẽ cũng chẳng khá hơn trong chuyện này. Phía bên kia trại là một dãy núi. Trên đỉnh núi là một tháp vi ba − thực tế là có cả một dãy những trạm vi ba như thế, đứng chênh vênh trên các đỉnh núi, bên trên thung lũng nơi tuyến cáp chạy qua.

Mất khoảng 8 mili giây để gửi một tín hiệu từ Chicago tới New York và ngược trở lại bằng tín hiệu vi ba, tức là nhanh hơn khoảng 4,5 mili giây so với khi gửi nó qua đường cáp quang. Khi Spread Networks đặt đường cáp, người ta cho rằng sóng vi ba không bao giờ có thể thay được cáp quang. Nó có thể nhanh hơn, nhưng bất kể cái gì đi lại giữa New York và Chicago đều đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu phức tạp được gửi qua lại và tín hiệu vi ba không thể truyền nhiều dữ liệu như tín hiệu trong sợi cáp quang. Tín hiệu vi ba cần đường thẳng để đi tới bất kỳ đâu và không có gì cản ở giữa. Và tín hiệu vi ba yếu khi thời tiết xấu.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu công nghệ vi ba được cải tiến? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu dữ liệu cần cho một nhà giao dịch cao tần nào đó đạt được lợi thế so với các nhà đầu tư không hẳn phức tạp như thế? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu các đỉnh núi có thể tạo thành đường thẳng tắp giữa hai thị trường tài chính cách xa nhau?

Rủi ro mà các nhà giao dịch cao tần phải gánh không phải là những rủi ro thông thường mà những người có ý định ngồi giữa thị trường, mua từ người bán và bán cho người mua, phải

gánh. Họ không gặp phải rủi ro khi mua một lô cổ phiếu đang giảm giá hay bán một lô cổ

Một phần của tài liệu Cuộc nổi dậy ở phố wall (Trang 153 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)