3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: công ty TNHH dịch vụ và thương mại tôn thép Hùng Nuôi Giám đốc: Lê Chính Hùng
Mã số thuế: 2500511655 Điện thoại: 0989279444
Địa chỉ: Ngã tư Tân Tiến – Tân Tiến – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
Tiền thân của công ty là đại lý cung cấp tôn thép cho các công trình xây dựng. Đến năm 2010 cửa hàng đã được ông Lê Chính Hùng mở rộng và đăng ký kinh doanh với tư cách là DNTN Hùng Nuôi.
Bằng sự nhiệt huyết và tận tụy của ông cùng những nhân viên thân tín đã giúp cho việc kinh doanh trở nên tốt hơn, vững chắc hơn. Đến ngày 10/01/2017, một bước tiến lớn của DNTN Hùng Nuôi là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại tôn thép Hùng Nuôi được thành lập do ông Lê Chính Hùng làm giám đốc với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
3.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất các cấu kiện kim loại:
+ Sản xuất khung hoặc sườn kim loại cho xây dựng + Sản xuất khung kim loại công nghiệp
+ Sản xuất cửa kim loại, cửa sổ và khung của chúng + Vách ngăn phòng bằng kim loại
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: tôn lạnh, tôn mạ màu ...
3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
- Giám đốc : Là người quản lý trực tiếp các hoạt động, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân, người có quyền điều hành cao nhất, đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban theo chế độ một thủ trưởng.
- Phòng tổ chức hành chính : Đảm nhiệm công tác phục vụ hành chính trong công ty, có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất - kinh doanh của công ty, công tác tuyển dụng lao
Giám đốc
Phòng hành chính Phòng kế toán
động... Đồng thời, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, công tác khen thưởng cho cán bộ công nhân viên. Quản lý việc sử dụng con dấu, các công văn giấy tờ. Thường xuyên trực tiếp đến công trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động.
- Phòng kế toán : Theo dõi hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty thông qua việc quản lý tình hình mua sắm, nhập – xuất vật tư thiết bị, tổ chức thẩm tra quyết toán của các đội sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất để lập báo cáo kế toán kịp thời, chính xác. Lập kế hoạch tài chính cho công ty, phân tích tình hình tài chính để tham mưu kịp thời cho Ban Giám đốc trong các vấn đề tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh
-Phân xưởng may : là nơi trực tiếp làm ra các sản phẩm của công ty, là nơi tổ chức sản xuất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty giao cho, phân xưởng hoạt động theo nội quy quản lý của công ty và là nơi trực tiếp sử dụng, giữ gìn và bảo quản mọi thiết bị, tài sản của công ty.
3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán bao gồm một kế toán trưởng và ba kế toán viên có nhiệm vụ và quyền hành khác nhau:
- Kế toán trưởng: là người lãnh đạo cao nhất của Phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
Kế toán trưởng
Kế toán kho Kế toán thanh toán
+ Kế toán trưởng có trách nhiệm phân công và quản lý, đánh giá các kế toán viên. + Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán.
+ Tổ chức, đánh giá tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. + Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, làm việc với cơ quan thuế và Nhà nước khi có yêu cầu.
- Kế toán bán hàng:
+ Cập nhật, ghi chép, phản ánh kịp thời các thông tin giao nhận hàng hóa hàng ngày. Kiểm tra số lượng, đơn giá của từng sản phẩm, lấy đó làm căn cứ xuất hóa đơn cho khách hàng.
+ Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hóa đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT trong ngày.
+ Tính toán và phản ánh chính xac tổng giá tính toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm hàng, từng hóa đơn khách hàng.
+ Xác định giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ đồng thời phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định hiệu quả bán hàng.
+ Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết từng khách hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ + Định kỳ lập báo cáo doanh thu bán hàng theo yêu cầu của cấp trên
- Kế toán kho:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho
+ Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
+ Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
+ Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng. + Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. + Kiểm soát nhập xuất tồn kho.
+ Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
+ Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
+ Tham gia công tác kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất).
+ Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
+ Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định - Kế toán thanh toán:
+ Lập chứng từ thu chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ.
+ Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng
+ Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ.
+ Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, các khoản bảo hiểm.
+ Thực hiện các công việc khác do kế toán trưởng phân công.
3.1.3.3 Hình thức tổ chức kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”. Theo đó:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trong sổ nhật ký chung và Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu đã ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các BCTC
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ kế toán
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán
b. Chế độ kế toán
- Công ty áp hạch toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính. - Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương thức kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: nhập trước xuất trước - Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng
3.1.4 Đặc điểm lao động của công ty
Bảng 3.1.TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 SL (ngư ời) Cơ cấu (%) SL (ngư ời) Cơ cấu (%) SL (ngư ời) Cơ cấu (%) + /- % + /- % Tổng số lao động 15 100 17 100 18 100 2 13,3 333 1 5, 88 The o giới tính Nam 11 73,33 13 76,47 14 72,22 2 18,18 1 697, Nữ 4 26,67 4 23,53 4 22,22 0 0 0 0 The o trình độ ĐH,C Đ 4 26,6 7 4 23,5 3 4 22,2 2 0 0 0 0 Trung cấp 1 6,67 1 5,88 1 5,56 0 0 0 0 Phổ thông 10 66,6 7 12 70,5 9 13 55,5 6 2 20 1 8, 33 The o tính chất côn g việc Trực tiếp 10 66,6 7 12 70,5 9 13 55,5 6 2 20 1 8, 33 Gián tiếp 5 33,3 3 5 29,4 1 5 44,4 4 0 0 0 0
Nhận xét: Nhìn chung số lao động của công ty không lớn, do công ty có quy mô nhỏ, số lượng lao động tăng đều qua các năm:
- Năm 2014 tổng lao động là 15 trong đó: + Theo giới tính Nam chiếm phần lớn (73%) ;
+ Theo trình độ trình độ lao động số lượng lao động hệ phổ thông tăng cao hơn hẳn so với hệ Đại học, cao đẳng và trung cấp
Điều này càng chứng tỏ được rằng số lượng lao động trẻ khỏe vào công ty nhiều
+ Theo tính chất công việc: Số lao động trực tiếp chiếm 66.67% tương ứng với đó thì số lao động này đa số là lao động nam.
- Năm 2015 và 2016 tổng lao động tăng lên lần lượt là 17 người và 18 người + Tổng số lao động năm 2016 so với 2015 tăng 1 người tương ứng với 5.88% + Số lao động theo trình độ 2016 so với 2015 tăng 1 người tương ứng với 7.69%
+ Số lao động phổ thông cũng tăng 8.33 %; lao động theo tính chất công việc cũng tăng lên 8.33%
Bảng 3.2. TÌNH HÌNH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
(ĐVT:VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
A.TÀI SẢN 9.243.793.448 9.270.382.538 11.369.439.950 26.589.090 0,29 2.099.057.412 22,64
I.TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.978.793.448 4.496.382.542 5.086.439.958 517.589.094 13,01 590.057.416 13,12
1.Tiền và khác khoản tương đương tiền 1.662.032.962 1.658.889.490 1.825.906.688 -3.143.472 -0,19 167.017.198 10,07
2.Các khoản phải thu ngắn hạn 257.177.055 584.662.402 559.032.229 327.485.347 127,34 -25.630.173 -4,38
3.Hàng tồn kho 1.565.729.061 1.673.972.008 1.967.259.756 108.242.947 6,91 293.287.748 17,52 4.Tài sản ngắn hạn khác 493.854.370 578.858.642 734.241.285 85.004.272 17,21 155.382.643 26,84 II.TÀI SẢN DÀI HẠN 5.265.000.000 4.773.999.996 6.282.999.992 -491.000.004 -9,33 1.508.999.996 31,61 Tài sản cố định 5.265.000.000 4.773.999.996 6.282.999.992 -491.000.004 -9,33 1.508.999.996 31,61 B.NGUỒN VỐN 9.243.793.448 9.270.382.538 11.269.439.950 26.589.090 0,29 1.999.057.412 21,56 I.NỢ PHẢI TRẢ 4.223.400.000 4.300.382.933 6.240.391.043 76.982.933 1,82 1.940.008.110 45,11 1.Nợ phải trả ngắn hạn 223.400.000 400.382.933 440.391.043 176.982.933 79,22 40.008.110 9,99 2.Nợ phải trả dài hạn 4.000.000.000 3.900.000.000 5.800.000.000 -100.000.000 -2,50 1.900.000.000 48,72 II.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.020.393.448 4.969.999.605 5.029.048.907 -50.393.843 -1,00 59.049.302 1,19
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000.000 5.000.000.000 5.000.000.000 0 0,00 0 0,00
2.Lợi nhuận chưa phân phối 20.393.448 -30.000.395 29.048.907 -50.393.843 -247,11 59.049.302 -196,83
Qua bảng trên cho thấy tình hình TS – NV của công ty có sự biến động. Tổng TS-NV tăng 0,29% từ năm 2014 đến năm 2015 và tiếp tục tăng mạnh 22,64% từ năm 2015 đến năm 2016.
- Về tài sản:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2015 giảm 0,19% so với năm 2014 , từ 2015 – 2016 tăng 10,07%.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh: từ 2014 - 2015 là 127,34% , từ 2015 – 2016 giảm là 4,38%.
Xét, chỉ số vòng quay các khoản phải thu năm 2015:
=
=
= 38
Tương tự, ta có: Vòng quay các phải thu năm 2016 = 28
Nhìn vào chỉ số vòng quay các khoản phải thu của hai năm, ta thấy:
Năm 2015 công ty thực hiện chính sách bán chịu (bán hàng trả chậm) để thu hút khách hàng và mở rộng được nhiều mối quan hệ với khách hàng. Nhưng công ty vẫn phải hết sức khôn ngoan trong việc bán chịu vì đi liền với những lợi ích nó mang lại thì cũng có rất nhiều tác hại nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty như: gánh nặng về nợ khó đòi, nguy cơ phá sản cao....
Năm 2016, số vòng quay giảm cho thấy công ty đang dần thu hồi nợ thay cho việc tiếp tục áp dụng chính sách bán hàng trả chậm.
+ Năm 2015, lượng hàng tồn kho tăng 6,91% so với năm 2014, đến năm 2016 tăng lên khá nhiều so với năm 2015, cụ thể tăng 17,52%. Việc hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm không hẳn là xấu vì khi nhu cầu thị trường đột ngột tăng thì doanh nghiệp có thể giữ chân được khách hàng, lượng HTK trong kho sẽ đủ để cung cấp cho khách hàng khi cần, nhưng doanh nghiệp cũng phải hết
Doanh thu thuần Vòng quay các
khoản phải thu
Trung bình các khoản phải thu 15.860.440.885
(257.177.055 + 584.662.402)/2
sức cẩn thận vì khi lượng HTK quá lớn không kịp tiêu thụ sẽ làm ứ đọng hàng hóa, lúc này DN sẽ mất thêm một số khoản chi phí bảo quản, lưu trữ ....
+Tài sản ngắn hạn tăng liên tục qua 3 năm. Ngược lại tài sản dài hạn giảm 9,33% từ năm 2014 đến 2015 do khấu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng 31,61% từ năm 2015 đến 2016 do công ty mua thêm TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Về nguồn vốn: + Nợ phải trả:
Xét, chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm 2015:
=
=
= 3,56
Tương tự, ta có: vòng quay các khoản phải trả năm 2016 = 2,89
Ta thấy, chỉ số quay vòng vốn năm 2016 nhỏ hơn năm 2015 chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn. Thực tế, nhìn vào khoản vay dài hạn có thể thấy được điều này. Đây là một tín hiệu cho thấy công ty đang phụ thuộc tài chính từ nguồn vốn đi vay
+ Vốn chủ sở hữu: chiếm tỷ lệ lớn trong tổng NV.
3.1.6 Đặc điểm kết quả sản xuất KD của công ty
Doanh số mua hàng thường niên
Vòng quay các khoản phải trả Bình quân các khoản phải trả
15.063.248.700 + 1.673.972.008 - 1.565.729.061 (4.300.382.933 + 4.223.400.000)/2
Bảng 3.3. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
2015/2014 2016/2015 BQ
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.028.360.207 15.903.982.921 16.129.893.084 5,83 1,42 3,62 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 190.354.203 43.542.036 35.542.354 -77,13 -18,37 -47,75
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 14.838.006.004 15.860.440.885 16.094.350.730 6,89 1,47 4,18
4 Giá vốn hàng bán 13.914.324.870 15.063.248.700 14.976.765.950 8,26 -0,57 3,84
5 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 923.681.134 797.192.185 1.117.584.780 -13,69 40,19 13,25
6 Doanh thu hoạt động tài chính 9.357.013 16.056.321 15.899.313 71,60 -0,98 35,31
7 Chi phí tài chính 325.567.708 300.258.696 462.400.000 -7,77 54,00 23,11
-Trong đó: Chi phí lãi vay 325.567.708 300.258.696 462.400.000 -7,77 54,00 23,11 8 Chi phí quản lý kinh doanh 550.762.123 512.543.588 576.841.321 -6,94 12,54 2,80