Khái quát đặc điểm của địa bàn (huyện NaHang và xã Hồng Thái), đơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 32)

1: Tính cấp thiết

2.1. Khái quát đặc điểm của địa bàn (huyện NaHang và xã Hồng Thái), đơn

đơn vị thực tập (HTX Tân Hợp)

Huyện Na Hang là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 110km, có vị trí địa lý:

●Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng

●Phía đông giáp tỉnh Bắc Kạn

●Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa

●Phía tây giáp huyện Lâm Bình.

Huyện Na Hang có diện tích 865,50 km², với dân số năm 2011 là 41.868 người.

Huyện Na Hang được chia thành 3 khu: A, B, C; càng về phía bắc, độ cao càng tăng dần. Núi ở đây phần lớn là núi đá vôi. Sông Gâm và một phụ lưu của nó là sông Năng là hai con sông lớn nhất ở huyện. Địa hình ở Na Hang thuận lợi cho việc phát triển thủy điện, có Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.Huyện Na Hang có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Na Hang (huyện lỵ) và 11 xã: Côn Lôn, Đà Vị, Hồng Thái, Khâu Tinh, Năng Khả, Sinh Long, Sơn Phú, Thanh Tương, Thượng Giáp, Thượng Nông, Yên Hoa.

Na Hang là nơi sinh sống của các dân tộc: Tày (57,52%), Dao (23,38%), Kinh (9,72%), H’Mông (5,31%) còn lại các dân tộc khác chiếm 9,38%

Về khí hậu: Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè từ tháng tư đến tháng chín khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau không khí lạnh, khô hạn, ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, lượng mưa

trung bình hàng năm 1.800mm, độ ẩm không khí trung bình 85%. (Cổng thông tin điện tử huyện Na Hang) [8].

Hồng Thái là một xã thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Xã Hồng Thái có diện tích 15,75 km², dân số năm 2006 là 1.347 người, mật độ dân số thưa thớt đạt 86 người/km² và dân tộc chủ yếu ở đây là người

Dao Tiền.

Xã Hồng Thái được coi như Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng hay Sa Pa của tỉnh Lào Cai bởi cảnh sắc thơ mộng, khí hậu quanh năm mát mẻ. Xã nằm ở độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình núi cao có độ dốc lớn, phân làm hai loại: Đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm 18,4oC, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm. Mảnh đất được ôm ấp bởi núi non trùng điệp như một vòng xòe vĩnh cửu, hội tụ tất cả phì nhiêu của rừng núi là những điều kiện lý tưởng cho cây chè phát triển, nhất là các giống chè có giá trị kinh tế cao như chè Shan tuyết, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.

Cùng với phát triển cây chè, xã Hồng Thái cần chú trọng phát triển các cây ăn quả đặc sản khác như lê, mận, phong lan, susu, cải cay, bắp cải, su hào... gắn phát triển du lịch sinh thái với khu du lịch Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn để Hồng Thái trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai. Vào mùa chè, nhà nào ở Hồng Thái cũng ngào ngạt hương chè tỏa ra từ các bếp lò sao sấy chế biến chè cùng với các loại rau sạch nơi đây thật sự đã tạo cho Hồng Thái một sức hút riêng.

Toàn xã Hồng Thái hiện có 7 thôn, 271 hộ với 1.461 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mông và Dao sinh sống.

Về đơn vị thực tập: HTX Tân Hợp xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. HTX nông nghiệp Tân Hợp xã Hồng Thái có Địa chỉ tại thôn

Khâu Tràng, Xã Hồng Thái, Huyện Na Hang, Tuyên Quang. Đại diện pháp luật là ông Đàng Đức Hầu được cấp giấy phép hoạt động ngày: 22/09/2014 chính thức vào hoạt động ngày: 01/10/2014 với ngành nghề đăng ký kinh doanh là: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; Bán buôn chè; Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp; Trồng cây chè; Hoạt động dịch vụ nông nghiệp; hoạt động dịch vụ sau thu hoạch.

Ông Đặng Đức Hầu – Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Hợp Hồng Thái cho biết: Được sự quan tâm tạo điều kiện của xã ông đã đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Tân Hợp với mục tiêu tận dụng thế mạnh về khí hậu thổ nhưỡng đất đai để cùng nhân dân sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong tâm là sản xuất các loại rau, củ, quả đặc sản cung cấp cho thị trường. Mới đầu đi vào hoạt động trong lĩnh vực này Hợp tác xã gặp không ít khó khăn, khó khăn lớn nhất là vận động được nhân dân chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây rau, tiếp đó là chuyển giao khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ có sự giúp đỡ của huyện và xã, đặc biệt là công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây rau trái vụ, từ đó Hợp tác xã đã phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây bí xanh, bí đao thơm, cà chua, bắp cải xanh, xu hào, củ cải sản xuất theo tiêu chuẩn sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đạt tiêu chuẩn VietGap. Phối hợp với các cơ quan của huyện tổ chức các buổi xúc tiến, quảng bá giới thiệu sản phẩm rau sạch Hồng Thái trên thị trường. Đến nay Hợp tác xã đã có gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm rau sạch Hồng Thái tại Thị trấn Na Hang và sản phẩm rau sạch của Hợp tác xã cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền. Trung bình mỗi tháng, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Tân Hợp xuất bán ra thị trường 70 - 80 tạ rau. Đầu tháng 4 năm 2019 sản phẩm Rau sạch Hồng Thái đã được Siêu thị Vinmart Tuyên Quang thẩm định chất lượng, tiến tới ký hợp đồng đưa sản phẩm vào Siêu thị Vinmart tại

Tuyên Quang (Trần Thị Thường, 2019) [7]. Đây cũng là một trong 3 sản phẩm được xã Hồng Thái lựa chọn hỗ trợ thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2019 – 2020.

Trong danh sách sản phẩm được công nhận, xếp hạng thuộc chương trình OCOP đợt 2 năm 2020 của Tỉnh Tuyên Quang, xã Hồng Thái có 1 sản phẩm đạt 4 sao là sản phẩm Chè Shan Tuyết Hồng Thái Lộc Trà của Hợp tác xã Sơn Trà xã Hồng Thái, huyện Na Hang. 3 sản phẩm xếp hạng 3 sao đều là 3 sản phẩm của HTX Nông nghiệp Tân Hợp gồm có: Bí xanh thơm, Rau bắp cải và sản phẩm quả Lê Khau Tràng. (Khuyến nông huyện Na Hang, 2020) [5]

Từ một địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng nhờ những hướng đi hợp lý mà giờ đây kinh tế tư nhân của Hồng Thái có tốc độ phát triển nhanh ở huyện Na Hang. Điều quan trọng là nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã được nâng lên rõ rệt. Đây sẽ là những yếu tố rất quan trọng để địa phương này tiếp tục khai thác những tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, cảnh quan và những nét văn hóa đặc sắc để xây dựng xã Hồng Thái trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)