Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)

1: Tính cấp thiết

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài

3.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi HTX hoạt động.

HTXNN Tân Hợp có địa chỉ tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là xã vùng cao của huyện Na Hang với 98% dân số ở đây là dân tộc Dao. Để nâng cao văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương UBND huyện cũng như UBND xã Hồng Thái đã có nhiều chính sách kinh tế, hỗ trợ khuyến khích các hình thức kinh tế phát triển, đặc biệt trong vài năm gần đây du lịch

tại đại bàn xã đang ngày càng phát triển tạo thêm thu nhập cho bà con nơi đây từ đó nền nông nghiệp các sản phẩm rau sạch mà bà con tại HTX trồng cũng càng được nhiều người biết đến. Với điều kiện là HTX có đất sản xuất gần đường đi lại thăm quan của du khách nên họ rất thích thú khi nhìn thấy vườn rau, đặc biệt là mùa hoa cải. tại đây khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm cũng giúp HTX có thêm nguồn thu nhập dịch vụ từ rau. Ngoài ra vị trí của HTX nằm giáp ranh giữa huyện Na Hang và huyện Pắc Nặm của tỉnh Bắc Kạn, những năm gần đây khu vực huyện Pắc Nặm cũng tích cực phát triển du lịch tại Mù Là nơi bản vùng cao có bản Mông sinh sống với những hoạt động văn hóa sôi động với các hoạt động trải nghiệm du lịch sinh thái, những vườn hoa Tam giác mạch… thu hút nhiều du khách thập phương ghé qua, từ đó cũng có thể nhìn thấy vườn rau bạt ngàn xanh mướt của HTXNN Tân Hợp (Chỉ cách HTX 100m) từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình rau của HTX phát triển hơn trong thời gian tới.

3.3.2.2. Kết quả phân tích SWOT Điểm mạnh (Strengths)

- Đất đai rộng lớn, phì nhiêu, điều kiện tự nhiên – khí hậu phù hợp với nhiều loại rau

- Nguồn lao động dồi dào, sẵn có, giàu kinh nghiệm trong canh tác.

- Đã có chứng nhận nhãn hiệu độc quyền rau sạch Hồng Thái.

- Vị trí địa lý, mạng lưới giao thông khá thuận lợi để giao thương trên địa bàn trong và ngoài tỉnh

Điểm yếu (Weaknesses)

- Cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu.

- Thị trường còn manh mún.

- Năng lực quản lý của đội ngũ quản lý HTX còn yếu.

- Năng lực vận dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn yếu.

- Ngân sách thực hiện quảng cáo còn thiếu.

- Chỉ bán trực tiếp chưa bán trực tuyến trên các sàn thương mại hay

- Giá cả được khách hàng đánh giá đúng với chất lượng.

các nền tảng xã hội, chưa có trang wed riêng.

- Chất lượng sản phẩm không đồng đều, ổn định.

Cơ hội (Opportunities)

- Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng

- Diện tích đất nông nghiệp còn nhiều, thuận lợi cho việc phát triển thêm.

- Chính sách nhà nước ngày càng thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

- Tiềm năng phát triển qua các trang thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng.

Thách thức (Threats)

- Giá sản phẩm không ổn định, thấp.

- Nhiều đối thủ lớn mạnh khi hội nhập.

- Tỷ lệ cạnh tranh tăng cao

- Chi phí nguyên vật liệu không ổn định.

Từ SWOT có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dành cho HTXNN Tân Hợp để từ đó HTX có hướng ổn định và đưa ra những chiến lược phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)