Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

1: Tính cấp thiết

3.1.2. Hoạt động kinh doanh

Giai đoạn năm 2016 - 2017 nhờ sự giúp đỡ vận động của chính quyền địa phương và sự góp sức của các thành viên HTX số thành viên tham gia HTX ngày càng tích cực và năng suất hơn, tuy nhiên giai đoạn này chưa có sự liên kết giữa HTX với các nhà tiêu thụ và chưa tìm được đầu ra ổn định nên chưa đem lại được hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Vụ Đông xuân năm 2019 HTX Nông nghiệp Tân Hợp đã vẫn động trên 20 hộ gia đình xã viên thực hiện trồng các loại rau bắp cải, xúp lơ xu hào theo hướng dẫn an toàn. Các hộ dân tham gia trồng được hỗ trợ 100% cây giống và phân bón bên cạnh đó Trạm khuyến nông huyện cử cán bộ tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, trừ sâu bệnh hại rau. Diện tích trồng rau màu cũng tăng nhiều hơn so với các năm trước. Ngoài ra năm 2020 sản phẩm rau sạch Hồng Thái cũng đã đăng ký tham gia chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” của tỉnh Tuyên Quang và đạt 3 sao cho sản phẩm rau bắp cải xanh và Bí xanh thơm Hồng Thái.

Bảng 3.1. Bảng diện tích và năng suất HTX NN Tân Hợp giai đoạn 2019 – 2020.

Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha)

2018 9,4 157,45

2019 11,2 114,20

2020 10,4 147,12

(Nguồn: Theo sổ ghi chép của HTX và kết quả tính toán của tác giả)

Với diện tích năm 2018 là 94.000m2 (9,4ha) cho thấy số lượng thành viên tham gia trồng rau năm 2018 khá ít nhưng năng suất lại cao, năm 2019 là năm được nhiều hộ tham gia trồng nhiều nhất tuy nhiên năng suất lại không cao bằng. Năm 2020 diện tích giảm do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến

phức tạp khiến nền kinh tế của cả nước nói chung và của HTX nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ, đầu ra tại các cửa hàng liên kết cũng khó khăn nên HTX cũng thực hiện trồng ít và chú trọng nhiều hơn về mặt chất lượng của sản phẩm. Bác Đặng Thị Soi thành viên HTXNN Tân Hợp cho biết: Lúc mới đầu được vận động tham gia HTX bác vẫn còn e ngại, nhưng sau đó nghĩ trồng rau không thôi thì đơn giản rồi lại còn có người lo đầu ra tội gì không trồng nên bác đồng ý tham gia. Mới đầu cứ tưởng trồng xuống như bình thường mình trồng rau an, cứ trồng xong là thôi, khi bắt tay vào làm rồi thì thấy không hề đơn giản, phải làm sao để rau đạt năng suất vừa không dùng thuốc trừ sâu và phải đạt tiêu chuẩn. Những lần cán bộ khuyến nông dưới huyện lên hướng dẫn thì bác luôn lắng nghe và ghi lại cẩn thận, bên cạnh đó còn nhờ con lên mạng tra cứu thêm kiến thức và vận dụng nó vào quá trình sản xuất rau an toàn của bản thân và cũng chia sẻ kinh nghiệm với các thành viên khác trong HTX. Năm 2019 gia đình bác trồng hơn 2.000m2 rau các loại với giá bán là 10.000đ/kg bắp cải, xu hào, 7.000đ/kg xúp lơ nên vụ đó nhà cô cũng thu được từ 12 – 20 triệu đồng. Sang năm 2020 bà cũng trồng với diện tích như thế, nhưng tình hình dịch bệnh nên giá rau giảm hơn so với năm 2019 chỉ còn 8.000đ/kg bắp cải, xu hào và 5.000đ/ kg xúp lơ nên doanh thu vụ cuối năm 2019 chỉ đạt từ 10 – 15 triệu đồng.

Chị Bàn Thị Mùi thôn Khau Tràng cũng là thành viên HTXNN Tân Hợp năm cũng mạnh dạn chuyển đổi 7 sào bắc bộ (2.520m2) đất trồng lúa để trồng rau thì kinh tế của gia đình chị khá hơn hẳn. Vụ đầu năm 2019 gia đình chị thu được hơn 14 triệu đồng trên một vụ trong vòng hơn 3 tháng. Năm 2020 do tình hình dịch bệnh có làm cho giá rau giảm nhưng vẫn đảm bảo gia đình chị có thu nhập hơn 10 triệu đồng trên một vụ. (Trần Thị Thường, 2019) [7].

Từ năm 2018 đến nay trường dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hồng Thái đều sử dụng rau của HTXNN Tân Hợp. Tháng 4 năm 2019 sản phẩm

rau sạch Hồng Thái của HTXNN Tân Hợp đã được siêu thị VinMart Tuyên Quang thẩm định và ký hợp đồng tiêu thụ đến nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau tại hợp tác xã nông nghiệp tân hợp xã hồng thái, huyện na hang, tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)