NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng quan về nhà máy điện nhơn trạch 1 (Trang 53 - 59)

IV.1 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI ĐI LẠI

1. Chỉ đƣợc đi lại ở các lối đi dành riêng cho ngƣời đã đƣợc xác định. 2. Khi lên xuống cầu thang phải vịn tay vào lan can.

3. Không đƣợc nhảy từ vị trí trên cao nhƣ giàn giáo xuống đất. 4. Khi có chƣớng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đƣờng.

5. Không bƣớc, giẫm qua vật liệu, máy móc, thiết bị và đƣờng dành riêng cho vận chuyển.

6. Không đi lại trong khu vực có ngƣời làm việc ở trên hoặc có vật treo ở trên. 7. Không đi vào khu vực đang chuyển, tải bằng cẩu.

8. Khi đi lại ở hiện trƣờng nhà máy nhất thiết phải đi giầy BHLĐ và đội mũ cứng.

IV.2 QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TẬP THỂ

1. Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau.

2. Chỉ định ngƣời chỉ huy và làm việc theo hiệu lệnh cửa ngƣời chỉ huy.

3. Phân công nhiệm vụ từng ngƣời rõ ràng, mọi ngƣời phải hiểu rõ nhiệm vụ, trình tự và cách làm việc, phải tiến hành công việc đúng theo trình tự.

4. Khi đổi ca phải bàn giao công việc một cách tỷ mỷ, rõ ràng.

5. Trƣớc khi vận hành thiết bị phải chú ý quan sát ngƣời xung quanh. 6. Phải sử dụng trang bị BVCN hợp lý.

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 54

Các phƣơng tiện cơ giới lƣu thông trong nhà máy phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

1. Vận tốc giới hạn trong các xƣởng công nghệ là 10km/h (phải trang bị bộ chống tia lửa từ bô xe) và bên ngoài khu vực công nghệ vận tốc giới hạn là 20km/h. Xe gắn máy, xe đạp không đƣợc chở quá một ngƣời, những trƣờng hợp khẩn cấp thì xe cứu hỏa và xe cứu thƣơng không phải tuân theo quy định này.

2. Các nhân viên không có giấy phép lái xe tuyệt đối không đƣợc lái xe. Chỉ những ngƣời có giấy phép lái xe đúng với loại xe đó và có đầy đủ sức khỏe, khả năng và những hiểu biết cần thiết để vận hành xe một cách an toàn và thành thạo mới đƣợc lái xe.

3. Xe của các đơn vị ngoài cấm lƣu thông trong khuôn viên nhà máy, khi cần vào nhà máy phải xuất trình giấy tờ và xin cấp thẻ đăng ký xe ra vào, chỉ đƣợc vận chuyển từ cổng ra vào đến khu vực đỗ xe đƣợc đƣợc quy định và ngƣợc lại. 4. Ngƣời quản lý (trƣởng phòng hoặc đội trƣởng) phải chịu trách nhiệm hoàn toàn

về việc giao phƣơng tiện vận chuyển cho ngƣời lái xe. Việc giao nhiệm vụ này chỉ dựa trên nhu cầu hoặc sự tiện lợi của công ty mà không dựa trên những yêu cầu của tài xế. Không đƣợc giao xe hay cho những ngƣời không có thẩm quyền mƣợn vận chuyển.

5. Ngƣời lái xe không đƣợc sử dụng rƣợu hoặc sử dụng chất kích thích trƣớc khi vận hành bất kỳ phƣơng tiện giao thông nào. Cần phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật, quy định, điều lệ của nhà nƣớc liên quan đến vấn đề an toàn giao thông. Tài xế các phƣơng tiện lƣu thông phải hiểu rõ các quy định và biển báo giao thông.

6. Khi chở nhân viên thuộc nhà máy bằng xe ngoài cũng cần phải có giấy phép và ngƣời làm hợp đồng xe với công ty cần phải thực hiện những thủ tục cần thiết để xin giấy phép vào nhà máy.

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 55

7. Đƣờng lƣu thông nội bộ phải đƣợc thông thoáng để có thể sơ tán trong trƣờng hợp khẩn cấp. Khi tiến hành các công việc sửa chữa trên đƣờng phải giăng dây làm rào cản và có các biển cảnh báo ở khu vực làm việc. Các phƣơng tiện lƣu thông phải có đèn tín hiệu khi rẽ trái, rẽ phải và dừng lại.

8. Xe đạp đi trong khu vực nhà máy vào ban đêm phải có đèn chiếu sáng.

9. Tài xế các phƣơng tiện lƣu thông phải đảm bảo điều kiện làm việc của xe: Tất cả các phƣơng tiện xe cơ giới sử dụng trong nhà máy phải bảo đảm tốt, đèn phải đủ sáng, phanh, lốp và bánh lái phải tốt, có đầy đủ đèn tín hiệu, kính chiếu hậu, kính xe, thiết bị cấp cứu, PCCC.

10. Không đƣợc đỗ xe những nơi cản trở các họng cứu hỏa hoặc chắn lối tiếp cận để vận hành thiết bị, các lối ra vào các toà nhà hoặc chắn lối đi lại. Ở những giao lộ cấm bất kỳ phƣơng tiện lƣu thông nào đỗ trong phạm vi 10 m.

11. Nghiêm cấm không đƣợc phóng nhanh hoặc những hành động không an toàn trong và ngoài nhà máy.

12. Các phƣơng tiện vận chuyển trong trƣờng hợp khẩn cấp cần phải trang bị đèn báo, còi khi đến khu vực ứng cứu khẩn cấp. Các phƣơng tiện vận chuyển khác phải dừng lại và nhƣờng đƣờng cho đến khi các phƣơng tiện vận chuyển khẩn cấp đã đi qua.

13. Đội ngũ bảo vệ ở các cổng phải cảnh báo cho các tài xế xe cá nhân về vận tốc giới hạn của xe trƣớc khi vào nhà máy. Tất cả các phƣơng tiện vận chuyển khi đi vào nhà máy phải tuân thủ theo chính sách và quy định an toàn của nhà máy. 14. Khi xẩy ra tai nạn giao thông trong và ngoài nhà máy, tổ trƣởng tổ xe phải báo

cáo ngay về Phòng An toàn nhà máy theo quy định khai báo, điều tra sự cố, tai nạn lao động của nhà máy.

15. Chỉ đƣợc 3 ngƣời ngồi dãy ghế phía trƣớc của xe tải, xe khách, bao gồm cả tài xế. Tất cả các hành khách còn lại sẽ ngồi những dãy ghế sau.

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 56

16. Trong khu vực của nhà máy tuyệt đối cấm hút thuốc khi vận hành các phƣơng tiện vận chuyển cơ giới.

17. Cấm không đƣợc sử dụng các phƣơng tiện lƣu thông cá nhân trong khuôn viên nhà máy, các xe vận chuyển cần phải có thẻ đăng ký xe ra vào và chỉ đƣợc vận chuyển khách từ cổng ra vào đến khu vực đỗ xe đã đƣợc quy định và ngƣợc lại. 18. Nạp nhiên liệu cho các phƣơng tiện vận chuyển:

 Phải ngừng máy trong khi nạp nhiên liệu.

 Trong vòng 7m cách khu vực nạp nhiên liệu vào xe không đƣợc hút thuốc.

 Không đƣợc rời bỏ, hay xao lãng khi nạp nhiên liệu cho xe.

IV.4 QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH

1. Tất cả nhân viên vận hành trong nhà máy phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội quy kỷ luật lao động, nội quy an toàn của nhà máy và những quy định an toàn của xƣởng và khu vực.

2. Phải nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật thao tác, quy trình an toàn. Thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đã đƣợc phân công. 3. Không đƣợc tự ý chạy, ngừng máy, thay đổi các điều kiện công nghệ khi không

đƣợc phép của cấp trên. Mọi sự thay đổi các điều kiện công nghệ, thay đổi phụ tải trong sản xuất đều phải đƣợc sự đồng ý của trƣởng ca xƣởng và trƣởng ca nhà máy.

4. Phải có đầy đủ các trang bị bảo vệ cá nhân thích hợp với yêu cầu của công việc vận hành trong nhà máy. Khi làm việc trên cao 2m so với mặt đất phải đeo dây an toàn.

5. Ngƣời vận hành phải biết rõ vị trí, cách bảo quản và sử dụng các thiết bị PCCC, cấp cứu, mặt nạ phòng chống khí độc và các thiết bị an toàn khác trong khu vực làm việc của mình và khu vực khác mà mình có thể làm việc. Phải báo cáo với

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 57

các giám sát viên và phòng An toàn sau khi sử dụng bất kì thiết bị an toàn nào để đƣợc trang bị lại.

6. Mọi ngƣời phải nỗ lực làm việc theo phƣơng thức an toàn. Phải luôn có ý thức bảo đảm an toàn cho chính mình và cho ngƣời khác. Không đƣợc thực hiện các công việc nếu thấy không bảo đảm các điều kiện an toàn.

7. Thƣờng xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời những nguy hiểm trong sản xuất, những điều kiện làm việc không an toàn và báo cáo ngay cho cấp trên, đồng thời dùng tất cả các biện pháp để loại bỏ rủi ro đó.

8. Khi tiếp nhận hơi nƣớc phải mở nhỏ van thải nƣớc ngƣng, dự nhiệt đƣờng ống, thiết bị trƣớc khi nhận hơi nƣớc vào đƣờng ống, thiết bị để tránh bị giãn nở đột ngột vì nhiệt, tránh bị xung kích gây nứt vỡ đƣờng ống, thiết bị.

9. Khi cần ngừng các thiết bị đƣợc đun nóng chứa đầy chất lỏng nhƣ các thiết bị truyền nhiệt, nồi hơi... phải đảm bảo ngắt nguồn nhiệt trƣớc mới tiến hành trao đổi nƣớc nóng và thải từ từ, tránh để xẩy ra giãn nở vì nhiệt.

10. Trƣớc khi giao máy móc, thiết bị cho sửa chữa phải tổ chức xử lý công nghệ: ngừng máy, cô lập, trao đổi, vệ sinh, kiểm tra nồng độ khí bảo đảm an toàn cho ngƣời sửa chữa mới đƣợc cấp giấy phép cho ngƣời sửa chữa.

11. Phải có trách nhiệm giám sát an toàn khi sửa chữa và kiểm tra nghiệm thu chạy lại máy theo đúng quy trình kỹ thuật. Phải đình chỉ ngay công việc nếu thấy vi phạm các quy định an toàn ghi trong giấy phép.

12. Thực hiện nghiêm túc chế độ tuần hành kiểm tra máy móc, thiết bị; chế độ tra dầu mỡ, vệ sinh thiết bị, máy móc, nhà xƣởng theo quy định của nhà máy. 13. Chú ý khi thổi rửa các đƣờng ống bị tắc bằng cách thổi hơi nƣớc: Đƣa hơi nƣớc

vào một đầu ống, nhƣng khi thấy đƣờng ống bị nóng lên ở một phía đầu ống thì có thể đƣờng ống đã bị bịt kín làm cho đƣờng ống tăng áp và có thể gây nổ.

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 58

14. Cần phải có sự giám sát chặt chẽ của trƣởng ca vận hành khi tiến hành ngừng máy hay chạy máy.

15. Thực hiện nghiêm túc theo hệ thống cấp giấy phép làm việc. Không đƣợc thực hiện các công việc nhƣ sửa chữa, bảo dƣỡng các loại máy móc thiết bị khi chƣa có giấy phép. Trong quá trình sửa chữa cần phải gắn các biển báo nhƣ: cấm đóng, cấm mở, cấm động, cấm vận hành… ở vị trí gần hoặc tại các khóa đóng ngắt.

16. Tuyệt đối tuân thủ theo những quy trình khi ngừng máy, chạy máy của xƣởng và nhà máy.

17. Những bộ phận truyền động của máy móc phải có bảo hiểm che chắn đảm bảo an toàn. Không đƣợc đƣa tay vào khớp nối, con lăn, hay các bộ phận đang chuyển động. Không đƣợc mặc quần áo rộng đứng gần các bộ phận truyền động của máy móc.

18. Đảm bảo các thiết bị điện, hệ thống chống sét trong phạm vi mình quản lý đƣợc nối đất đầy đủ.

19. Có trách nhiệm bảo đảm vệ sinh công nghiệp trong khu vực mình quản lý luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

20. Không cho ngƣời không có nhiệm vụ hay không có giấy phép vào khu vực mình quản lý.

21. Trong sản xuất phải chú ý đề phòng bỏng do lửa, khí nóng, hơi nƣớc, nƣớc nóng.

22. Thực hiện nghiêm túc chế độ giao nhận ca, chế độ báo cáo theo quy định.

23. Tất cả nhân viên vận hành trong nhà máy phải tích cực tìm hiểu, học tập các chƣơng trình an toàn thƣờng xuyên và định kỳ của nhà máy, nắm vững kế hoạch ứng cứu các tình huống khẩn cấp của nhà máy, và của đơn vị. Có ý thức coi trọng việc sản xuất phải an toàn là trách nhiệm của mỗi ngƣời.

SVTH: Nguyễn Văn Anh Vũ 59

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng quan về nhà máy điện nhơn trạch 1 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)