Đềxuất giải pháp nâng cao chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chính sách sản phẩm cà phê cá nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và dịch vụ Cà phê Đồng xanh (Trang 89 - 130)

2.1. Đối với nhãn hiệu sản phẩm

Đối với một nhãn hiệu dễ đọc, dễnhớhay dễnhẫn biết thìđiều đó chỉgóp một phần nhỏtrong trí nhớ của khách hàng khi nhắc đến nhãn hiệu đó. Đểnhãn hiệu sản phẩm tạo

được ưu thếcạnh tranh cần thực hiện một sốgiải pháp sau:

- Công ty cần đềcao nhãn hiệu của công ty trong tâm trí của khách hàng bởi họcũng

chính là một kênh quảng cáo sản phẩm tiềm năng. Nếu nhãn hiệu có uy tín và được khách hàng chấp nhận thì họ sẽ giới thiệu cho những vị khách chưa dùng sản phẩm của công ty. Từ kết quả điều tra có thể thấy, người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê

Đồng Xanh nhiều nhất là từbạn bè, người thân giới thiệu.

- Công ty cần có chính sách tiếp cận người tiêu dùng một cách thường xuyên và phổ

biến hơn, mở rộng thêm kênh phân phối để mức độ nhận diện đối với nhãn hiệu sản

phẩmcà phê Đồng Xanh của người tiêu dùngđược nâng cao hơn.

2.2. Đối với bao bì sản phẩm

Bao bì cũng một phần thể hiện nhãn hiệu của sản phẩm và phần nào thể hiện tính chuyên nghiệp trong khâu chuẩn bị xuất bán sản phẩm. Yếu tố đầu tiên đánh vào mắt của

người tiêu dùng chính là bao bì của sản phẩm.Đểnâng cao chính sách vềbao bì sản phẩm công ty cần thực hiện một sốgiải pháp sau:

- Công ty nên thiết kế bao bì riêng cho từng sản phẩm và thể hiện các thông tin cần thiết vềsản phẩm một các rõ ràng nhất ở trên bao bì sản phẩm đó. Để khách hàng hiểu rõ vềsản phẩm và an tâm khi sửdụng sản phẩm khi biết rõ các thông tin vềsản phẩm đó.

- Bổsung thêm thiết kếvềmàu sắc của từng loại sản phẩm đểphân biệt rõ giữa chủng loại này với chủng loại khác.Đặc biệt là đểphân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của công ty cạnh tranh.

- Trên bao bì cần có những thông tin liên hệ để khách hàng có thểphản hồi với công ty vàđược giải đáp thắc mắc mọi lúc mọi nơi.

2.3. Đối với chủng loại sản phẩm

Sản phẩm của công ty tuy đa dạng nhưng mức độ nhận biết của khách hàng đối với các sản phẩm chưa cao. Đểnâng cao chính sách chủng loại sản phẩm thì công ty cần phải: - Tiếp tục nghiên cứu thị trường để đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại nhằm đáp ứng kịp

thời nhu cầu ngày càng thay đổi đa dạng của khách hàng.

- Nhân viên bán hàng cần chú ý chào hàng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng có đặc tính cá nhân khác nhau nên nhu cầu về

sản phẩm cũng khác nhau.

- Phối hợp quảng cáo sản phẩm để người tiêu dùng biết đến sự đa dạng chủng loại của

cà phê Đồng Xanh, đồng thời biết đến các sản phẩm khác của công ty chứ không chỉ

riêng sản phẩm họdùng.

2.4. Đối với chất lượng sản phẩm

Từ kết quả điều tra có thể thấy chất lượng sản phẩm cà phê là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách sản phẩm của công ty. Nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nâng

cao uy tín thương hiệu, góp phần mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thịphần. Nâng cao chất Trường Đại học Kinh tế Huế

lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng. Để

nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm hơn

nữa bằng cách thực hiện các giải pháp sau:

 Ứng dụng tiến bộkhoa học kỹthuật vào sản xuất:

Việc ứng dụng rộng rãi khoa học kỹthuật trong các lĩnh vực quản lý, vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ... trực tiếp tạo điều kiện cho quá trình sản xuất có được các sản phẩm có chất lượng cao, hiện đại phù hợp với xu thế tiêu dùng. Đây là một hướng đi hiệu quảnhất và cũng tạo được chỗ đứng vững nhất trong cuộc chiến cạnh tranh.

 Nghiên cứu thị trường để định hướng chất lượng sản phẩm:

Nhu cầu của con người là vô tận mà các doanh nghiệp dù có cố gắng đến đâu cũng

khó có thể chiều lòng được hết đòi hỏi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, doanh nghiệp

nên đi sâu giải quyết một cách hài hoà nhất giữa những mong muốn của khách hàng với khả năng sản xuất có thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhất điều này, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường đểphân khúc thị trường, phân biệt từng loại khách hàng có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau từ đó doanh nghiệp có thể tiến hành phục vụ, cung cấp sản phẩm tận tình, chuđáo hơn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên thành lập một phòng Marketing đảm nhiệm vai trò nghiên cứu vềkhách hàng, nhu cầu thị trường, đối thủcạnh tranh... đểcung cấp các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối. Công việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm. Đây là một trong những phòng ban tuy chỉ mới

được coi trọng trong những năm gần đây nhưng nó đã cho thấy hiệu quả to lớn qua việc giải quyết tốt vấn đề phù hợp giữa giá cả, chất lượng và thị trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Phát huy ý thức, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân:

Sản phẩm là kết quả của sự phối hợp sức lao động và tư liệu sản xuất. Lao động là chất xúc tác chủ yếu phân biệt thành công hay thất bại trong công tác chất lượng. Lao

động được phân công cụ thể, có trách nhiệm và năng lực thì chất lượng sản phẩm được

nâng cao và ngược lại.

Trong điều kiện ngày nay, khi nhiều doanh nghiệp đã thay đổi, cải tiến công nghệ

sản xuất, hiện đại hoá trang thiết bị thì vấn đề đặt ra là người công nhân phải có trình độ, Trường Đại học Kinh tế Huế

hiểu biết để thích nghi với trang thiết bị mới. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, giúp họhiểu được vai trò của mình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để tuyển chọn lực lượng công nhân đầu vào, ban lãnh đạo cần đề ra những tiêu chuẩn cụ thể. Các công nhân phải thoả mãn được những yêu cầu của công việc sau một thời gian thử việc và phải đảm bảo được sức khoẻ. Đểkhông ngừng nâng cao vềtri thức, trìnhđộ nghềnghiệp doanh nghiệp nên tuyển chọn những cán bộquản lý, công nhân sản xuất trực tiếp đi bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề... theo một phạm vi thời gian cho phép để không ảnh hưởng đến công tác, sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tham gia các cuộc thi nâng cao kiến thức và tay nghề. Nếu thực hiện tốt điều này không những chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn tạo ra năng suất lao động cao hơn giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và từng bước mởrộng thị trường.

 Kiểm soát chặt chẽchất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào

Công ty phải thực hiện lựa chọn, phân loại và kiểm soát chặt chẽ chất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu đúng quy cách,

chủng loại, chất lượng, thời gian vận chuyển và bảo quản. Thiết lập mối quan hệcó uy tín

đối với nhà cungứng nguyên vật liệu và với khách hàng.

2.5. Đối với sản phẩm mới

Sản phẩm mới là một yếu tốquan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một công ty. Vì phải liên tục đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên

thay đổi đa dạng, phức tạp hơn của khách hàng và với những tiến bộtrong công nghệnên công ty cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Trong quá trình thiết kế, bộ phận marketing của công ty cần phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt được những xu hướng mới trong sử dụng sản phẩm ở mỗi thời kỳ. Từ đó đưa ra những ý tưởng về sản phẩm mới phù hợp với thịhiếu của người tiêu dùng.

- Các sản phẩm mới khi tung ra thị trường thìngười tiêu dùng vẫn chưa tiếp cận được một cách tốt nhất, vì vậy cần tạo môi trường để người tiêu dùng có thể trải nghiệm sản

phẩm đồng thời biết đến sản phẩm mới của công ty.

- Việc tung sản phẩm mới ra thị trường cần phải chọn vào thời điểm thích hợp để tạo

được dấu ấn sâu trong lòng khách hàng, đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Kim soát sc cnh tranh ca sn phm trên thị trường

Trước hết sự kiểm soát này phải mang tính thường xuyên. Hoạt động kiểm soát phải diễn ra liên tục và thường xuyên. Công ty cần nắm bắt được tình hình sản phẩm của công ty trên thị trường để từ đó có những kế hoạch nhằm chuẩn bị trước nếu sản phẩm của công ty bịsản phẩm của công ty khác vượt qua.

Công ty phải liên tục thu thập thông tin cũng nhưý kiến vềsản phẩm của công ty từ phía khách hàng đểtừ đó thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của sản phẩm trên thị trường, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Chính sách sản phẩm là một chính sách quan trọng và được coi là xương sống của chiến lược marketing của mọi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng được một chính sách sản phẩm hiệu quảthì các chính sách còn lại trong phối thức marketitng cũng được triển khai có hiệu quả. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì chính sách sản phẩm có ảnh

hưởng rất lớn trong việc tiêu thụsản phẩm bởi vì nó tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến, bán hàng khác.

Trong nghiên cứu đánh giá của khách khàng về chính sách sản phẩm thì mức độ hài lòng của khách hàng về chính sách sản phẩm bị chi phối bởi các yếu tố: Bao bì sản

phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo

sản phẩm và chính sách sản phẩm mới. Kết quả đánh giá của người tiêu dùng về từng tiêu chí trong từng thang đo đều cho thấy đa số người tiêu dùng hài lòng với các nội dung

trên, từ mức bình thường trở lên, trung bìnhđạt từ 3,3 đến 4,7 của thang đo Likert 5 mức độ.

Trong đó “Chất lượng sản phẩm” được người tiêu dùng đánh giá cao và cũng có

tầm quan trọng nhất trong chính sách sản phẩm. Tuy nhiên vẫn có phần lớn người tiêu

dùng đánh giá các tiêu chí trên mức trung bình, khá tốt, điều này cho thấy chính sách sản

phẩm của công ty vẫn chưa đáp ứng được mọi mong muốn của người tiêu dùng. Đối với

các tiêu chí được đánh giá tốt như “Chất lượng sản phẩm” thì công ty cần tiếp tục duy trì và phát huy tốt hơn nữa. Còn những tiêu chí có đánh giá ở mức trung bình, khá thì cần

phải tìm ra những hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục nó.

Đặc biệt khi nhu cầu của người tiêu dùng thì ngày càng cao và thị hiếu luôn thay

đổi, đồng thời luôn có sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh, bắt buộc công ty phải luôn

nắm bắt thông tin, kịp thời đổi mới đểnâng cao chính sách sản phẩm, đáp ứng được nhu

cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số

biện pháp nhằm gợi ý cho công ty trong việc hoàn thiện chính sách sản phẩm của mình.

Hoàn thiên, nâng cao chính sách sản phẩm là cơ sở quan trọng để công ty TNHH Sản

Xuất Thương Mại & Dịch Vụ Cà phê Đồng Xanh có thể thu hútkhách hàng và tạo dựng

cho họlòng trung thành với thương hiệu Cà Phê Đồng Xanh.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Nhà nước

- Cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát huy khả năng

kinh doanh và phát huy những nguồn lực sẵn có của chính mình như:

+ Hỗ trợ cho doanh nghiệp các nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư tăng cường công nghệsản xuất.

+ Đưa ra các chính sách kích thích doanh nghiệp đầu tư và đặc biệt là mở rộng thị trường ra nước ngoài để phát triển, đặc biệt là trong thời kỳViệt Nam đã gia nhập WTO

như hiện nay.

- Nhà nước cần có sựchỉ đạo từ phía vềquy hoạch các vùng sản xuất, khu chếbiến cà phê có tínhổn định lâu dài, tạo điều kiện phát triển bền vững gắn với xây dựng kết cấu hạ

tầng như hồchứa nước, hệthống tưới tiết kiệm nước, đường giao thông nội vùng…

- Thực thi chính sách và biện pháp về miễn, giảm, dãn thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước phải siết chặt hơncông tác quản lý trong lĩnhvực pháp luật khi mà hệthống pháp luật Việt Nam còn nhiều kẻhởcho các doanh nghiệp lách luật.

- Cần nỗlực sau hơntrong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh hiện naynhư:

Nghiêm cấm chặt chẽcác hình thức kinh doanh trái phép; Có quy trình kiểm định nghiêm ngặthơnnữa trong vấnđềcấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nhưvậy chính phủ mới bảo vệ được ngành cà phê nói riêng và các ngành hàng khác nói chung, cũng như đảm bảo chấtlượng sản phẩm và bảo vệsức khỏengười tiêu dùng.

2.2. Đối với Công ty

Cầnphải chủ động hơn về nguồn cung, phát triển bền vững vùng nguyên liệu.

Tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, công

nghệ kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.

Đưa ra các hình thức kỷ luật để xử lý các trường hợp vi phạm những quy định của

công ty đồng thời biểu dương, khen ngợi những tấm gương tiêu biểu trong công ty để mọi

nhân viên cùng phấn đấu.

Công ty nên xây dựng một kênh thông tin để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn và

đẩy mạnh công tác quảng cáo truyền thông, tạo hình ảnh công ty đáng tin cậy cho khách

hàng.

Thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân

viên về chuyên môn và cả thái độ phục vụ.

3. Hạn chế của đề tài

Theo số liệu điều tra, kích thước mẫu chưalớn (135 mẫu) nên tính đại diện của kết quả chưa cao. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên vẫn còn hạn chế về tính tổng quát hóa của đềtài.

Số liệu về sản phẩm là số liệu mật của công ty, khó khăn trong việc xin số liệu và phân tích sốliệu để đưa ra kết luận.

Đềtài vẫn còn hạn chếvềtài liệu tham khảo, nên cơ sở đểtriển khai bịhạn chế. Nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra được sự khác biệt về mức độ hài lòng của khách hàng vềchính sách sản phẩm theo giới tính, độtuổi, thu nhập, nghềnghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Phát, TS. Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bảnĐại học Huế.

2. TS. Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Giáo trình Quản trị marketing, Nhà xuất bản Đại học Huế.

3. PGS.TS. Trần Minh Đạo (2008). Giáo trình Marketing căn bản, Tái bản lần 1, Nhà xuất bảnĐại học kinh tếquốc dân.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, Đại học Kinh tếTP. HồChí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích chính sách sản phẩm cà phê cá nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại và dịch vụ Cà phê Đồng xanh (Trang 89 - 130)