4. Những đóng góp mới của luận văn
3.3.5. Kết quả sử dụng vốn vay của hộ
3.3.5.1. Chi phí trung gian của các hộđiều tra
Tổng chi phí trung gian từ vốn của các hộ n ghèo khảo sát là 664,7 nghìn đồng/hộ, trong đó ngành trồng trọt là 261,75 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,38%; ngành chăn nuôi là 338,07 nghìn đồng/hộ, chiếm 50,86% và chi khác đạt 64,88 nghìn đồng/hộ, chiếm 9,76%.
Bảng 3.10. Chi phí trung gian từ vốn của các hộ nông dân năm 2019 Chỉ tiêu Số lượng (1000đ/hộ) Cơ cấu (%)
Tổng chi phí trung gian 664,7 100
- Ngành trồng trọt 261,75 39,38 - Ngành chăn nuôi 338,07 50,86 - Chi khác 64,88 9,76 1. Chi phí từ vốn vay 235,83 100 - Ngành trồng trọt 93,34 39,56 - Ngành chăn nuôi 121,27 51,40 - Chi khác 21,32 9,04
2. Chi phí ngoài vay ngân hàng
(vốn tự có, vốn đi vay khác) 428,77 100
- Ngành trồng trọt 168,41 39,28
- Ngành chăn nuôi 216,8 50,56
- Chi khác 43,56 10,16
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Đối với chi phí từ vốn vay thuộc tín dụng chính sách, tổng chi phí là 235,83 nghìn đồng, trong đó ngành trồng trọt chi 93,34 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,56%; ngành chăn nuôi chi 121,27 nghìn đồng/hộ, chiếm 51,40% và chi khác là 21,32 nghìn đồng, chiếm 9,04%.
Đối với chi phí từ vốn vay ngoài ngân hàng (vốn đi vay khác, vốn tự có), tổng chi phí là 428,77 nghìn đồng, trong đó ngành trồng trọt chi 168,41 nghìn đồng/hộ, chiếm 39,28%; ngành chăn nuôi chi 216,8 nghìn đồng/hộ, chiếm 50,56% và chi khác là 43,56 nghìn đồng, chiếm 10,16%.
3.3.5.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộđiều tra
Kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ thuộc các ngành khác nhau nên giá trị mang lại cho hộ khác nhau. Đối với các hộ thuộc ngành trồng trọt, giá trị sản xuất khoảng 7,25 triệu đồng/hộ, ngành chăn nuôi đạt 11,655 triệu đồng/hộ và đi làm thuê đạt 4,56 triệu đồng/hộ.
Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng vốn ưu đãi của hộ nông dân năm 2019 Ngành sản xuất IC ∑ vốn vay GO VA GO/ IC VA/ IC Tỷ lệ vốn vay/IC (tr,đ) (tr,đ) (tr,đ) (tr,đ) (lần) (lần) (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số 13,46 1.217,41 19 5,45 1,4 0,4 90,45 - Trồng trọt 5,03 730,45 7,25 2,22 1,44 0,44 145,22 - Chăn nuôi 8,43 486,96 11,655 3,225 1,38 0,38 57,77 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra ,2020)
Qua bảng có thể thấy vốn vay ưu đãi của hộ nông dân năm 2019, tỷ lệ giá trị sản xuất so với chi phí trung gian tăng 1,4 lần, trong đó ngành trồng trọt tăng được 1,44 lần và ngành chăn nuôi tăng được 1,38 lần. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với chi phí trung gian thấp đạt 0,4 lần, đối với ngành trồng trọt đạt 0,44 lần và đối với ngành chăn nuôi đạt 0,38 lần. Tỷ lệ vốn vay so với chi phí trung gian đạt kết quả lớn gấp 90,45 lần, trong đó ngành trồng trọt đạt 145,22 lần và ngành chăn nuôi đạt 57,77 lần.
Bảng 3.12. Tổng hợp thu nhập các hộ trước và sau khi được hưởng tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Thu nhập của hộ Tổng thu nhập trước khi vay
Tổng thu nhập sau khi vay
So sánh
± Lần
1. Trồng trọt 5,640 8,060 2,420 1,43
2. Chăn Nuôi 7.,10 10,875 3,365 1,45
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020)
Bảng số liệu 3.13 phản ánh hiệu quả trước và sau quá trình vay vốn tín dụng để phát triển sản xuất cho các hộ tại ba xã khảo sát, hiệu quả về thu nhập của hộ nông dân được cải thiện, đối với lĩnh vực trồng trọt tổng thu nhập sau khi vay tăng 2,420 triệu đồng so với tổng thu nhập trước khi vay, gấp 1,43 lần; đối với lĩnh vực chăn nuôi tổng thu nhập sau khi vay tăng 3,365 triệu đồng so với tổng thu nhập trước khi vay, gấp 1,45 lần. Như vậy, tín dụng đã
có tác dụng đối với các hộ nông dân huyện Đồng Hỷ là một trong những địa chỉ tin cậy, ngân hàng là công cụđòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nông dân có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống,
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên