Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loạ

Một phần của tài liệu Bài 1_Khái quát (Trang 39 - 49)

- Kinh tế hóa tư duy của đội ngũ ngoại giao.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loạ

Cho đến nay chưa có sự thống nhất quan niệm về địa chiến lược kinh tế: Ý kiến thứ nhất: Địa chiến lược kinh tế là một phân nhánh của địa chính trị.

Ý kiến thứ hai, là địa chiến lược mới với sự chuyển dịch trọng tâm từ lĩnh vực đối đầu quân sự sang cạnh tranh kinh tế. Địa chiến lược kinh tế gắn với những động thái kinh tế và chính trị của các quốc gia dân tộc trong ngữ cảnh của những thay đổi về kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Theo nghĩa này, địa chiến lược kinh tế được xem là địa chính trị kinh tế, nghiên cứu hành vi của nhà nước hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia trong điều kiện cạnh tranh ngày càng găy gắt trên trường quốc tế.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Ý kiến đối lập địa chiến lược kinh tế và địa chính trị: Edward Nicolae Luttwak cho rằng địa chiến lược kinh tế là cơ sở lý luận của chính sách nhà nước hướng tới thành công trong cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia phát triển, còn địa chính trị hướng vào sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế đối ngoại.

Địa chiến lược kinh tế đòi hỏi xây dựng những biện pháp phòng vệ kinh tế và tấn công hướng vào đảm bảo những khả năng tốt nhất về giải quyết việc làm cho phần lớn dân cư, và trong trường hợp cần thiết có thể làm thiệt hại cho dân cư nước khác.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Sự khác biệt căn bản giữa ĐCLKT và địa chính trị cổ điển là:

Chủ nghĩa đa nguyên trong phương thức chính trị thế giới gia tăng làm cho phương thức dựa vào sức mạnh quân sự không còn chiếm ưu thế; Các quốc gia không những là chủ thể của đấu tranh trên thế giới mà đồng thời còn là các chủ thể tạo ra thế giới với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Những không gian đang tạo ra tính chủ quan, đang gắn với nhau, trong khi người ta đang cố gắng dùng yếu tố vị thế địa lý để làm thiệt hại hoặc chinh phục đối thủ khác.

Còn ngày nay các quốc gia buộc phải đấu tranh trên trường KT thế giới và đối mặt với tình hình không thể kiểm soát là bộ phận lớn của môi trường KT thế giới thuộc về tư nhân, trong đó có các TNCs với những lợi ích có thể không đồng nhất với những nhiệm vụ ĐCLKT của dân tộc.

Từ đó các xung đột địa chính trị được thay bằng các xung đột địa kinh tế.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Địa chiến lược kinh tế phải nghiên cứu phân tích các cơ sở hoạch định chiến lược quốc gia và xây dựng các phương tiện để phát triển sức cạnh tranh quốc gia.

Địa chiến lược kinh tế nghiên cứu những mối liên hệ giữa chính quyền và không gian, nhưng là không gian ảo, không gian được giải phóng khỏi các đường biên giới lãnh thổ và các đặc tính vật thể mà địa chính trị coi là cốt lõi.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa địa chiến lược kinh tế và địa chính trị là coi các vấn đề kinh doanh, công nghệ, chứ không phải là sự kiểm soát các lãnh thổ có vị trí hàng đầu.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Địa chiến lược kinh tế không có nghĩa là kết thúc kỷ nguyên của địa chính trị với tư cách là sự giải thích các hiện tượng và tranh đua quyền lực lãnh thổ.

Cách tiếp cận địa chiến lược kinh tế chỉ ra sự đánh giá hiện đại tỷ trọng của các yếu tố khác nhau trong chính trị quốc tế.

Mối liên hệ phụ thuộc giữa các lợi ích kinh tế và chính sách đối ngoại sẽ trở nên ngày càng gắn kết chặt chẽ và quan trọng, nhưng đồng thời mối liên hệ đó ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

Edward Nicolae Luttwak đưa ra khái niệm “mối đe dọa kinh tế liên kết” và “chủ nghĩa tư bản mới” đang tạo ra những dòng chảy tài chính và hồn ma nghèo đói trước các nước do sự xuất hiện của địa tài chính.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Theo Andrew Leyshon. Professor of Economic Geography, University of Nottingham, lý thuyết địa kinh tế đang phát triển gồm nhiều thành tố khác nhau, trong đó có 3 thành tố đặc biệt:

là sự luận giải về vai trò mới của nhà nước trong phạm vi đồng nhất của chủ nghĩa tự do kinh tế mới;

là quá trình marketing hóa chung các quan hệ quốc tế, trong đó những lợi ích địa chính trị đã không còn ý nghĩa;

là sự tồn tại của tổ hợp những thế giới kinh tế đang nằm trong phạm vi biên giới quốc gia.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

William Nester, a Professor of Government and Politics at St. John's University cũng chứng minh tính quyết định của địa chiến lược kinh tế trong quan hệ quốc tế trên cơ sở phân tích lịch sử hiện đại.

Ông đã đưa vào sử dụng các thuật ngữ mới như xung đột địa kinh tế, hợp tác địa kinh tế, sức mạnh địa kinh tế, nguồn gốc, sự cân đối, sử dụng địa kinh tế.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Jacques Attali cựu cố vấn của nguyên tống thống Pháp François Maurice Adrien Marie Mitterrand cho rằng, đối với địa chiến lược kinh tế thì hoàn toàn không quan trọng là dân tộc nào đang sinh sống ở lãnh thổ này hay lãnh thổ khác, đã có lịch sử, truyền thống văn hóa như thế nào… điều đáng quan tâm chỉ là:

Ơ đâu có những trung tâm giao dịch thế giới, tài nguyên thiên nhiên, trung tâm truyền thông, sản xuất lớn, có nghĩa là địa kinh tế tiếp cận đến thế giới và hiện thực của thế giới bởi vì nếu như chính quyền của thế giới đã tồn tại cũng như một quốc gia thế giới thống nhất đã tồn tại.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Theo ông, thế giới hiện đại của sự thống trị các giá trị tự do, quan hệ thị trường và công nghệ thông tin đang được hình thành trên các nguyên tắc của địa chiến lược kinh tế, trong đó đời sống kinh doanh vận động xoay quanh 3 trục - các không gian kinh tế hay những vùng công nghiệp tài chính:

Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình dương, là những nơi mà các khu vực phân bố gần về không gian nhưng kém phát triển hơn đang tập trung xung quanh.

Địa chiến lược kinh tế trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại

Tại Nga các nhà nghiên cứu tập trung tìm kiếm mô hình trật tự địa kinh tế thế giới, trong đó có sự cân bằng các lợi ích chiến lược, sự cân bằng của các khu vực hiện có của tác động địa kinh tế với sự tính tới các yếu tố văn minh.

Một phần của tài liệu Bài 1_Khái quát (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(85 trang)