Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Một phần của tài liệu Bài 1_Khái quát (Trang 53 - 58)

- Kinh tế hóa tư duy của đội ngũ ngoại giao.

Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Tiếp cận tới cơ cấu của xã hội với tư cách là mô hình phân nhánh, phân cấp của sự tương tác giữa những con người, nhóm và

quốc gia đòi hỏi sự kết hợp phân tích từng thành tố với tư cách là các tiểu hệ thống cơ bản của xã hội theo chức năng (kinh tế,

chính trị, cộng đồng xã hội, văn hóa…) cũng như toàn xã hội với tư cách là một chỉnh thể.

Quan trọng là phải phân tích mối tác động của quan hệ qua lại giữa các tiểu hệ thống như giữa kinh tế và chính trị tới hệ thống huy động, thu hút các nguồn lực.

Cần phân biệt rõ các chức năng: đảm bảo quản lý hiệu quả những nguồn lực hiện có là lĩnh vực kinh tế và công nghệ; việc tổ

chức huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu của cộng đồng và gia tăng khả năng thích ứng là lĩnh vực chính trị.

Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Phương diện quan trọng là các thành tố địa lý, không gian của sự tác động lẫn nhau giữa kinh tế và chính trị biểu hiện thành những hệ thống, phương thức, cơ chế hiệu quả để huy động và phân bổ các nguồn lực vật chất và dịch vụ

Các hệ thống huy động nguồn lực trong lịch sử:

Hệ thống huy động, phân bổ tập trung

Hệ thống huy động, phân bổ gián tiếp thông qua thị trường

Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Cách tiếp cận này giải thích hoạt động địa chiến lược kinh tế của nhà nước có tính hai mặt:

+ Hướng tới mức lợi nhuận tối đa, thu hút các nguồn lực bổ sung;

+ Gắn với sự tăng cường ảnh hưởng chính trị của nhà nước ở nước ngoài, tác động tới chính phủ các nước khác để tạo ra quan hệ đối tác thuận lợi, nâng cao vị thế chính trị trên toàn thế giới;

Đó là các chức năng đạt mục tiêu có chủ đích và chức năng thích ứng, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.

Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Cách tiếp cận địa chiến lược kinh tế đòi hỏi làm giàu tri thức thông qua chắt lọc các thành tựu đã đạt được trong các trường phái lý thuyết mà không đặt ra yêu cầu phải xem xét lại toàn bộ lý thuyết hiện có.

Cách tiếp cận của địa chiến lược kinh tế

Nội dung của cách tiếp cận địa chiến lược kinh tế gồm:

- Từng nền kinh tế quốc gia phải được nghiên cứu với tư cách là bộ phận của tổng thể thống nhất trong mối quan hệ với các nền kinh tế quốc gia khác, phát triển kinh tế của một quốc gia không nằm ngoài sự phát triển kinh tế toàn cầu.

- Nghiên cứu không những mối liên hệ qua lại giữa các phương diện khác nhau, tính phụ thuộc và tác động lẫn nhau mà phải nghiên cứu cả những khả năng thay đổi nội dung của đối

tượng nghiên cứu. Điều đó có nghĩa là không có “thực đơn” chung hoàn thiện cho địa chiến

lược kinh tế, do đó từng trường hợp cụ thể phải có cách nghiên cứu cụ thể và không loại trừ việc sử dụng những mô hình cơ sở và loại trừ xu thế biến đổi chung.

Một phần của tài liệu Bài 1_Khái quát (Trang 53 - 58)