Nêu quy trình nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá tại ngân hàng trong các trường hợp: Ngang giá trả lãi trước, ngang giá trả lãi sau, chiết khấu trả lãi sau, phụ trội trả lãi sau.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN (Trang 41 - 42)

giá trả lãi trước, ngang giá trả lãi sau, chiết khấu trả lãi sau, phụ trội trả lãi sau.

BÀI TẬP

Bài 2.1: Ngày 30/6/N tại NHCT A có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Khách hàng Tùng Sơn tới đề nghị tất toán sổ tiết kiệm số A123456: Số tiền gốc 300 trđ, ngày gửi 31/12/N-1, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1,2%/tháng; đồng thời đề nghị NH chuyển số tiền 300 trđ

cho bà Trần Thu Hiền, TK 4211002288A. Số tiền lãi NH thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt. Lãi suất không kỳ hạn 0,3%/tháng.

2. Khách hàng Giang Chi tới làm thủ tục gửi tiết kiệm 6 tháng, số tiền 120 trđ, lãi suất 1,4%/tháng, phương thức trả lãi trước.

3. Khách hàng Quang Thịnh yêu cầu chuyển toàn bộ gốc và lãi của sổ tiết kiệm số A654321: Số

tiền gốc 60 trđ, ngày gửi 16/5/N, không kỳ hạn, lãi suất 0,25%/tháng sang tiền gửi tiết kiệm 2 tháng, lãi suất 1,4%/tháng.

4. Khách hàng Khánh Linh nộp sổ tiết kiệm số A098765: Số tiền gốc 30 trđ, ngày gửi 4/2/N, kỳ

hạn 2 tháng, lãi suất tại ngày 4/2/N: 1%/tháng (kỳ hạn 2 tháng), 0,25%/tháng (không kỳ hạn), đề

nghịđược rút toàn bộ gốc và lãi bằng tiền mặt. Biết rằng vào ngày 8/3/N, NH đã điều chỉnh lãi suất, trong đó kỳ hạn 2 tháng: 1,4%/tháng, không kỳ hạn: 0,4%/tháng.

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 2.2: Một khoản tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, số tiền gửi 100 triệu đồng được gửi vào ngân hàng ngày 20/6/N với lãi suất 0,96%/tháng. Ngày 20/7/N, khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm. Biết rằng ngân sách dự toán dư thu, dư trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ của tài sản chính. Lãi suất tháng quy định cho một thời gian đúng bằng 30 ngày.

Yêu cầu: Hãy trình bày các bút toán liên quan đến khoản tiền gửi này (bỏ qua các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh).

Bài 2.3: Ngày 20/06/N Bà Nguyễn Thuỷđến ngân hàng Phương Nam rút tiền gửi tiết kiệm và tất toán như sau:

Quyển 1: Số tiền gốc 200 trđ gửi kỳ hạn 3 tháng lãi 6,7%/năm từ ngày 20/03/N.

Quyển 2: Số tiền gốc 100 trđ gửi kỳ hạn 6 tháng lãi 6,89%/năm gửi từ ngày 25/4/N. Biết cứđến ngày 27 của tháng thì ngân hàng tính dự chi lãi, lãi không kỳ hạn là 3,4%/năm.

Bài 2.4: Ông Trần Văn Lâm đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với số tiền: 100.000.000 đ với kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,67%/tháng. Ngày gửi là 15/06/N.

Nhưng đến ngày 20/06/N ngân hàng thay đổi lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên 0,70%/tháng và không kỳ hạn là 0,25%/tháng.

Ngày 20/10/N khách hàng tất toán tiền gửi.

Nhân viên ngân hàng dự chi vào ngày 27 hàng tháng.

Yêu cầu: Hạch toán tiền gửi và số tiền lãi khách hàng nhận vào ngày 20/10/N.

Bài 2.5: Ngày 12/7/N, Ông Bắc đến NH Ngoại thương xin rút tiền mặt 1 tờ chứng chỉ tiền gửi, thời hạn 12 tháng từ 12/10/N-1 đến 12/10/N (trả lãi trước) mệnh giá 600 trđ, lãi suất 0,5%/tháng, còn 3 tháng nữa mới đáo hạn. Theo quy định của NH, trường hợp này khách hàng chỉ được hưởng lãi suất 0,3%/tháng.

Yêu cầu:Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)