Dân cư và lao động

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 61 - 62)

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.2.2.2.Dân cư và lao động

Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 1.762.731 người, trong đó: dân số thành thị 485.526 người (chiếm 27,5%, tăng 0,47% so với năm 2010) và dân số nông thôn 1.277.205 người (chiếm 72,5%). Mật độ dân số trung bình tồn tỉnh là 278 người/km2

thấp hơn mật độ trung bình của ĐBSCL (432 người/km2). Mật độ dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện thị, trong đó mật độ dân số cao nhất ở TP. Rạch Giá (2.312 người/km2), thấp nhất ở huyện Giang Thành (70 người/km2). Các huyện khác có mật độ dao động từ 165 người/km2 đến 823 người/km2.

Tỷ lệ dân cư đơ thị của tồn tỉnh Kiên Giang năm 2015 là 27,5%, tăng 1,06 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy tốc độ đơ thị hóa của tỉnh diễn ra cịn chậm. Cơ cấu đô thị - nông thôn chuyển dịch trong thời gian qua chủ yếu do dân nông thơn chuyển sang nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của dân đô thị.

Tốc độ tăng dân số bình quân tỉnh Kiên Giang năm 2014 là 0,7%, trong đó tăng tự nhiên 9,77‰.

Về thành phần dân tộc, tồn tỉnh Kiên Giang hiện có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có 3 dân tộc dân số đông là người Kinh chiếm 85,5%, người Khmer chiếm 12,2% và người Hoa chiếm 2,2%, còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.

Đến năm 2020 cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế như sau: số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 50%, lao động làm trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 13%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 37%.

Giải quyết việc làm từ 35.000-40.000 lượt lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 61 - 62)