Giai đọan khai thác sử dụng

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 74 - 75)

3.3.4.1. Nguồn gây tác động

a. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải * Nước thải

Sau khi hoàn thành hệ thống công trình thủy lợi theo nội dung dự án, việc kiểm soát nguồn nước, phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội sẽ trở nên tốt hơn. Sản xuất nông, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản gia tăng. Đi kèm với sự phát triển của các ngành sản xuất, các loại vật tư, đặc biệt là các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản sẽ gia tăng; lượng nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp cũng gia tăng, vì vậy khả năng gây ô nhiễm môi trường nước cũng sẽ tăng so với hiện trạng.

Dân số, các khu Công nghiệp, đô thị hóa phát triển, nguồn nước thải sẽ gây ô nhiễm đến nguồn nước.

* Đất bùn đào/nạo vét

Sau khi hòan thành việc đào/nạo vét kênh mương, lượng đất này thường được sử dụng để làm bờ bao, tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng sau một thời gian. Trong thời gian này, gặp mưa lớn một lượng đất sẽ bị rửa trôi xuống kênh rạch, gây ô nhiễm phèn, chất hữu cơ, tăng độ đục cho nguồn nước mặt.

b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải * Xói lở bờ kênh

Các kênh rạch được nạo vét, mở rộng sẽ làm gia tăng giao thông thủy (mật độ, tốc độ tàu thuyền); mặt khác tốc độ dòng chảy trên các kênh gia tăng. Tất cả những điều trên sẽ làm cho hiện tượng xói lở bờ kênh gia tăng.

* Chế độ thủy văn, chất lượng nước

Trong phương án chọn, chế độ thủy văn, chất lượng nước của toàn bộ hệ thống kênh rạch trong tỉnh đều có sự thay đổi. Mực nước, lưu lượng, chất lượng nước của các kênh rạch (đặc biệt là các kênh trục, kênh cấp I) đều có sự thay đổi tích cực. * Thành phần kinh tế xã hội

Hưởng lợi từ dự án, các ngành sản xuất đều có xu thế phát triển. Sự phát triển của các ngành kinh tế sẽ có các tác động gián tiếp đến môi trường.

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 74 - 75)