Các tác động liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 83 - 84)

a. Khí thải, tiếng ồn

- Phải kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo tất cả các thiết bị thi công cơ giới, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động.

- Để hạn chế phát tán bụi, tất cả các phương tiện chở vật liệu xây dựng, đất đào…cần có bạt phủ kín, phải tưới nước ở các khu vực thi công có phương tiện thi công đi lại nhiều, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

- Có kế hoạch điều tiết họat động của các phương tiện cơ giới một cách hợp lý để tránh tập trung nhiều, nhất là khu vực thi công có diện tích nhỏ, người đông, giảm bớt các tác động.

- Các phương tiện thiết bị gây ồn (xáng cạp, máy trộn bê tông...) được hạn chế họat động trong các giờ nghỉ ngơi (11 giờ đến 13 giờ và 22 giờ đến 6 giờ) để không gây ảnh hưởng đến sinh họat, sức khỏe của người dân.

- Các thiết bị trộn bê tông bố trí xa nhà dân ít nhất từ 30 m và dưới hướng gió chính đển giảm thiểu tiếng ồn, bụi.

b. Chất thải lỏng

Lượng công nhân thực hiện dự án không lớn, thường ở rải rác nên nước thải sinh hoạt là không đáng kể. Điều đáng chú ý là các loại chất thải từ máy móc thiết bị (dầu rửa máy, nhớt cũ...). Các đơn vị thi công cơ giới phải quản lý chặt nguồn thải này. Dầu rửa máy, nhớt cũ phải được thu gom, xử lý đúng quy trình.

4.2.1.3 Chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh họat

Các loại chất thải rắn trong quá trình thi công, bao gồm các lọai bao bì, thùng nhựa, sắt thép vụn...và lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân thi công. Lượng chất thải rắn tại từng công trình thường không lớn, tuy nhiên, chúng phải được thu gom phân lọai, bán phế liệu cho những người cần dùng hoặc các cơ sở thu mua phế liệu, hoặc thu gom và xử lý thích hợp (tái sử dụng, đốt, chôn lấp). Vị trí thải, chôn lấp phải thương lượng với địa phương.

Đất bùn nạo vét được xáng cạp, xáng thổi đưa lên bờ để làm đê, bờ bao, đường giao thông hay xây dựng các khu dân cư thường chứa các độc tố, đặc biệt là đối với những vùng có nhiều khu công nghiệp sản xuất chế biến hải sản thường có nồng độ các chất ô nhiễm đậm đặc. Để hạn chế các tác động do bùn nạo vét này gây ra, một số các giải pháp sau được đề xuất.

- Các bờ của bể lắng cần phải có mặt cắt đảm bảo, được dầm nện thật chắc, bảo đảm không bị vỡ, không để rò rỉ nước bùn lắng. Nước trong bể lắng sẽ được dẫn trở lại kênh trong các mương đào nối từ cửa thóat ra kênh. Cửa thóat nước phải đảm bảo chỉ để nước chảy ra, sau khi đã được lọc giữ lại các chất rắn lơ lửng để hạn chế gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt tiếp nhận chúng. Theo kinh nghiệm, cửa thoát nước thường được làm bằng các cọc tràm đóng xen kẽ, ở giữa có lót rơm rạ, được lèn chặt bảo đảm nước sẽ được lọc rất kỹ sau khi chảy qua.

- Đất đào bằng xáng cạp, đổ lên bờ phải có các rãnh thu gom nước chảy từ bề mặt khối đổ xuống ruộng, ao, vườn.

- Các hộ dân có nhà cửa ruộng vường nằm gần các bể lắng cần chủ động đắp bờ bao, rãnh thóat nước theo dõi không để nước từ bể lắng chảy tràn trực tiếp vào nhà cửa và các khu vực được bảo vệ (ruộng, vườn, chuồng trại chăn nuôi..).

Một phần của tài liệu 08-DTM-QHTL_Kien_Giang_20180917023110170170 (Trang 83 - 84)