- Đối với mỗi cấp đường quy định nhiều tốc độ thiết kế, tuỳ theo điều kiện cụ thể về cấp loại đô thị, về địa hình và giao thông để chọn cấp tốc độ thiết kế thích hợp theo kết quả phân tích kinh tế kỹ thuật
4.5.2. Đường đi bộ
1) Đường đi bộ phải cách ly giao thông c ơ giới bằng dải phân cách cứng, r ào chắn hoặc dải cây xanh.
2) Độ dốc ngang mặt đường tối thiểu là 1% và tối đa là 4%.
3) Độ dốc dọc của đường đi bộ và hè phố trong trường hợp vượt quá 40% thì phải làm
đường dạng bậc thang, mỗi bậc thang cao tối đa là 15cm, chiều rộng tối thiểu là 30cm. Trên các đường bậc thang cần phải thiết kếđường xe lăn giành cho người khuyết tật và trẻ em.
4) Đường bộ hành qua đường được quy định ở tất cảđường cấp đô thị và cấp khu vực. Hình thức giao cắt cùng mức thông thường, giao cắt cùng mức có tín hiệu đèn, giao cắt khác mức dạng cầu vượt hay hầm chui được chọn theo lưu lượng giao thông cơ giới, lưu lượng bộ hành.
5) Đường bộ hành qua đường xe chạy loại cùng mức phải đảm bảo có chiều rộng lớn hơn 6m đối với đường chính và lớn hơn 4m đối với đường khu vực. Khoảng cách giữa 2 đường bộ qua đường lớn hơn 300m đối với đường chính và lớn hơn 200m đối với
đường khu vực.
6) Cầu vượt, hầm chui cho người đi bộđược bố trí tại các nút giao thông có l ưu lượng xe lớn hơn 2.000 xeqđ/h và lưu lượng bộ hành lớn hơn 100 người/h (tính ở giờ cao
điểm), bố trí tại các nút giao thông khác mức, nút giao thông giữa đường đô thị với
đường sắt, các ga tầu điện ngầm, g ần sân vận động. Khoảng cách giữa các hầm v à cầu bộ hành ≥ 500m. Bề rộng của hầm và cầu vượt qua đường được xác định theo lưu lượng bộ hành giờ cao điểm tính toán, nhưng phải lớn hơn 3m.