Những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Mỹ Đình. (Trang 72 - 73)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2 Những hạn chế

-

- Thứ nhất, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ tuy có có sự chuyển biến nhưng chưa bền vững, ổn định và thiếu tính cân đối. Thu nhập ròng vẫn tập trung chủ yếu vào huy động vốn, thu nhập từ tín dụng và dịch vụ chưa có sự chuyển dịch tích cực so với tiền gửi. Hoạt động tín dụng tăng trưởng tốt trong giai đoạn dài nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn huy động có hiệu quả cao nhất nhưng tỷ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn dân cư.

- Thứ hai, các sản phẩm TDBL tại BIDV chi nhánh Mỹ đình chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống như: cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay hộ kinh doanh. Các sản phẩm triển khai còn thiếu toàn diện, kém sức cạnh tranh hoặc chưa thực sự giành được thiện cảm từ khách hàng do quy trình thủ tục còn phức tạp thiếu tiện ích và tính năng, mức độ ổn định của công nghệ trong sản phẩm thấp. Ví dụ, một số dịch vụ bán lẻ mới, hiện đại chưa đem lại hiệu quả cao như POS, thẻ tín dụng, chất lượng dịch vụ BSMS, IBMB chưa hoàn toàn ổn định.

- Thứ ba, việc nâng cao chất lượng giao dịch và phục vụ khách hàng tại nhiều chi nhánh vẫn chưa thực sự được chú trọng, nhận thức của các chi nhánh trong việc chuyển đổi phong cách phục vụ khách hàng còn chậm và chưa đồng bộ. Công tác chăm sóc sau bán hàng chưa được quan tâm đúng, nhiều chương trình marketing, khuyến mại tặng quà triển khai chưa kịp thời.

- Thứ tư, các chương trình công nghệ, các phần mềm hỗ trợ công tác bán hàng để giúp nâng cao năng suất lao động, hạn chế thời gian tác nghiệp thủ công còn ít, Các dự án công nghệ trọng điểm (như: hỗ trợ tạo khoản vay tín dụng bán lẻ, triển khai phần mềm lõi ngân hàng mới…) còn hạn chế, triển khai chậm ở nhiều khâu.

- Thứ năm, nhân lực trong hoạt động ngân hàng bán lẻ còn bộc lộ một số nhược điểm: cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân hiện nay phải đảm đương nhiều công việc tác nghiệp nội bộ, chưa dành nhiều thời gian triển khai và thực hiện hết chức trách nhiệm vụ của cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân là trực tiếp marketing, tiếp thị khách hàng, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ. Hầu hết các cán bộ đã được đào tạo cơ bản về kỹ năng bán sản phẩm, kỹ năng bán hàng nhưng nhìn chung khả năng tư vấn sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế.

- Tổng dư nợ TDBL cuối kỳ của BIDV chi nhánh Mỹ Đình vào thời điểm 31/12/2021 đạt 5.637,1 tỷ đồng, đây là con số khá khiêm tốn so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống BIDV trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt NamChi nhánh Mỹ Đình. (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w