7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.7 Về môi trường vật chất hạ tầng kỹ thuật
- BIDV cần chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật. Khuyến
khích các chi nhánh tìm kiếm và thuê, mua các điểm giao dịch có lợi thế thương mại, vị trí thuận lợi tại các khu vực tiềm năng. BIDV cần có một kế hoạch cụ thể và ngân sách thỏa đáng để các chi nhánh có điều kiện nâng cấp, cải tạo trụ sở cũng như các phòng giao dịch.
- Có chính sách hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển các
kênh phân phối hiện đại, phát triển công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng phát triển từ đó mở rộng các loại hình dịch vụ có tính hấp dẫn.
- Thực hiện hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, đảm bảo tiến trình
hội nhập với các ngân hàng quốc tế trên mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng lợi ích dịch vụ, đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tại chương 3, tác giả đã nêu ra định hướng phát triển của BIDV chi nhánh Mỹ Đình trong tương lai, dựa vào đó đề xuất một số giải pháp cho chi nhánh để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan có chức năng để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Mỹ Đình nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói chung.
KẾT LUẬN
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những biến đổi tích cực hơn. Tuy vậy các ngân hàng thương mại vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, để vượt qua được thời kì khó khăn này. Cùng với các ngân hàng trong nước, BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Mỹ Đình nói riêng cũng đã tích cực, chủ động đánh giá tình hình phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong thời kỳ dịch bệnh từ đó đưa ra một số biện pháp tạm thời để khắc phục những hạn chế tại chi nhánh.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Mỹ Đình, luận văn “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Mỹ Đình” đã được hoàn thành và đem lại một số đóng góp sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ được hệ thống cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại bao gồm hệ thống lại khái niệm về ngân hàng, ngân hàng thương mại, tín dụng bán lẻ…; đưa ra, bổ sung các chỉ tiêu đánh giá cụ thể hoạt động tín dụng bán lẻ cả về định tính và định lượng.
Thứ hai, sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về thực trạng phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2019-2021 nhằm làm sáng tỏ được thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh, trong đó đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra xã hội học và mô hình kinh tế lượng để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Từ kết quả phân tích thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh, đưa ra những mặt làm được, mặt hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV nói chung và BIDV Mỹ Đình nói riêng trên cơ sở hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đã phân tích, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV.
thực tế hoạt động TDBL ở BIDV- chi nhánh Mỹ Đình, tác giả đã có cái nhìn sâu hơn về hoạt động TDBL. Mong rằng những giải pháp trong luận văn sẽ có ích và nhanh chóng được áp dụng để mở rộng TDBL của chi nhánh trong thời gian tới. Với các giải pháp nêu ra trong luận văn có thể chưa đầy đủ và cụ thể, điều này có thể do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của bản thân tác giả, song hy vọng các giải pháp trong luận văn sẽ đóng góp một phần quan trọng vào việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Mỹ Đình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Capgemini, Xu hướng ngân hàng bán lẻ năm 2022, năm 2022 tại địa chỉ
https://www.capgemini.com/resources/top-trends-in-retail-banking-2022/
2. Deloitte, Tương lai của ngân hàng bán lẻ, năm 2021 tại địa chỉ
https://www2.deloitte.com/cn/en/pages/financial-services/articles/future-of-retail- banking.html
3. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội ngày
16/06/2010.
4. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của ngân hàng thương mại.
5. Nguyễn Minh Hằng, Phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Bắc Ninh, luận văn thạc sỹ tài chính-
ngân hàng, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2016.
6. Nguyễn Hữu Tiến, Giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Hà Nội, luận văn thạc sỹ,
Đại học Quốc Gia, Hà Nội năm 2012.
7. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2001.
8. PGS.TS. Trần Huy Hoàng Quản trị ngân hàng thương mại, NXB LĐXH
2007.
9. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà: Ngân Hàng Thương Mại. NXB ĐHKTQD
năm 2007
10. PGS.TS. Trần Huy Hoàng: Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Lao
Động Xã Hội năm 2007
11. Quy định số 3939/QyĐ- BIDV ngày 26/07/2021 của Tổng Giám đốc Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam v/v bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng.
12. Quy định số 426/QyĐ-BIDV ngày 28/01/2019 của Tổng Giám đốc Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về cấp tín dụng bán lẻ.
13. Quyết định số 350/QĐ-BIDV ngày 14/03/2017 của Hội đồng quản trị
14. Quyết định số 951/QĐ-BIDV ngày 20/10/2021 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam v/v Ban hành Chính sách cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ tại BIDV.
15. The fianancialbrand, Tổng kết ngân hàng bán lẻ năm 2020, năm 2021 tại
địa chỉ https://thefinancialbrand.com/106004/banking-review-trends-digital-covid-
experience-ai-transformation/?internal-link-sngl
16. The fianancialbrand, Xu hướng chuyển đổi ngân hàng số, năm 2021 tại địa
chỉ https://thefinancialbrand.com/104418/digital-banking-transformation-priorities- trends-predictions/?internal-link
17. Vũ Hồng Thanh, Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà
Nội năm 2020.
18. Vũ Thị Thu, Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long, luận văn thạc sỹ,
PHỤ LỤC I
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
Xin chào Quý Ông/Bà,
Tôi thực hiện đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Đình”
Để hoàn thành đề tài, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý Ông (Bà) trong việc tham gia trả lời bảng câu hỏi này.
Tất cả những thông tin mà Quý Ông (Bà) cung cấp trong bảng câu hỏi, chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài ra, chúng tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác. Bảng câu hỏi bao gồm :
A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
1. Thông tin người trả lời phỏng vấn:
Họ và tên: ……… Địa chỉ: ……… Số điện thoại: ……… Giới tính Nam 1. Độ tuổi Nữ Dưới 20 Từ 20- 30 Từ 31- 45 Từ 46- 60 Trên 60
2. Thu nhập trung bình/ tháng
Dưới 4 triệu đồng 4- 10 triệu đồng
10-30 triệu đồng 30-45 triệu đồng
45-75 triệu đồng Trên 75 triệu đồng
B. Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông/Bà về các phát biểu dưới đây về hoạt động tín dụng bán lẻ bằng cách đánh dấu vào số thích hợp (vui lòng không để trống):
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Các tiêu chí 1 2 3 4 5
Mô hình nghiên cứu SỰ HỮU HÌNH
NH có mạng lưới phòng giao dịch rộng rãi, trang thiết bị và máy móc hiện đại, bố trí đẹp mắt
NH có các tài liệu, sách ảnh giới thiệu về các sản phẩm tín dụng bán lẻ
Ngân hàng có mạng lưới ATM thuận tiện, phân bổ phù hợp
SỰ TÍN NHIỆM
NH cung cấp dịch vụ như đã cam kết
NH bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch Nhân viên NH luôn sẵn sàng phục vụ KH
đối với từng sản phẩm
SỰ THUẬN TIỆN
NH có mạng lưới đại lý rộng khắp, có địa điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng
Thủ tục giao dịch dễ dàng và nhanh chóng
Dịch vụ Smart banking của BIDV luôn hoạt động ổn định 24/7
Nội dung tin nhắn biến động số dư của BIDV rõ ràng, tường minh
HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
Nhân viên ngân hàng cung cấp dịch vụ nhanh chóng và chính xác
Nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn tốt
Nhân viên ngân hàng hiểu được nhu cầu cụ thể của khách hàng
Nhân viên ngân hàng phản hồi tích cực các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng
SỰ CẢM THÔNG
Nhân viên ngân hàng luôn có thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng
Nhân viên ngân hàng luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng
Nhân viên ngân hàng luôn giải đáp kịp thời thắc mắc của khách hàng trong mọi thời gian
HÌNH ẢNH NGÂN HÀNG
Hình ảnh của ngân hàng rất quen thuộc đối với khách hàng Ngân hàng luôn coi trọng quyền lợi của khách hàng
Ngân hàng thường xuyên có các hoạt động an sinh xã hội.
Đánh giá mức độ hài lòng chung
Ông/Bà hoàn toàn hài lòng với nhân viên BIDV
Ông/Bà hoàn toàn hài lòng với qui trình sản phẩm, dịch vụ của BIDV
Đánh giá chung về sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của BIDV
Đóng góp thêm thông tin trong bản câu hỏi, hãy ghi vào khoảng trống dưới đây: ... ...
Một lần nữa xin cảm ơn Ông/Bà rất nhiều vì đã giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này, chúc Ông/Bà luôn thành công và vui vẻ trong cuộc sống!
PHỤ LỤC II
Phân tích kết quả khảo sát đo lường sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại BIDV- chi nhánh Mỹ Đình
1. Xác định mô hình nghiên cứu và các thang đo
Mô hình nghiên cứu và thang đo
Các thang đo được xây dựng qua các câu hỏi khảo sát khách hàng dựa trên các mô hình về chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng tuy nhiên có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của BIDV.
Bước 2: Thiết kế bảng khảo sát:
Bảng hỏi được thiết kế với nội dung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng tại BIDV. Bảng hỏi mẫu được đính kèm tại Phụ lục I, gồm 02 phần:
A: Thông tin về người trả lời phòng vấn
B: Các đánh giá của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của BIDV gồm tập các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, dễ lựa chọn theo các mức độ nhằm
Sự thuận tiện Sự tin cậy Sự hữu hình SỰ HÀI LÒNG Hình ảnh ngân hàng Sự cảm thông Năng lực phục vụ
mục đích tìm hiểu quan điểm, ý kiến đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Bước 3: Phân tích dữ liệu:
Kết quả sau khi học sách được cập nhật, mã hóa và kiểm tra độ tin cậy của thang đo trước khi đưa vào hoạt động thống kê và phân tích. Luận văn này dùng phần mềm SP SS để phân tích, xử lý dữ liệu và được chia làm ba bước như sau:
Bước 1: Làm sạch và mã hóa dữ liệu
Kết quả thu thập được sau khi khảo sát sẽ được tiến hành độc lập toàn bộ mã hóa thành một bảng dữ liệu sau đó đưa vào phần mềm SPSS phân tích thống kê. Các bảng trả lời bị thiếu thông tin và sai về ý nghĩa sẽ được loại bỏ để giữ liệu có độ tin cậy cao và hoàn chỉnh.
Bước 2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại; để xem mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Chúng ta tiến hành kiểm định này để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng- qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 thì được coi là đạt độ tin cậy..
Bước 3: Phân tích hồi quy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Mục tiêu đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhóm nhân tố tới mức độ hài lòng của khách hàng. Mức độ ảnh hưởng thể hiện qua các con số trên phương trình hồi quy. Những nhân tố nào có hệ số beta lớn hơn sẽ có mức độ
ảnh hưởng cao hơn. Những nhân tố nào có hệ số beta âm thì có ảnh hưởng ngược chiều và ngược lại.
Bước 4: Phân tích dữ liệu:
Tổng quan về mẫu nghiên cứu
Giới tính Tần suất Tỷ lệ (%) Nam 104 52 Nữ 96 48 Tổng 200 100 Độ tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) Dưới 20 tuổi 21 10.5 Từ 20-30 tuổi 47 23.5 Từ 31-45 tuổi 73 36.5 Từ 46-60 tuổi 45 22.5 Trên 60 tuổi 14 7 Tổng 200 100 Thu nhập Tần suất Tỷ lệ (%) Dưới 4 triệu 27 13.5 Từ 4-10 triệu 45 22.5 Từ 10-30 triệu 86 43 Từ 30-45 triệu 20 10 Từ 45-75 triệu 13 6.5 Trên 75 triệu 9 4.5 Tổng 200 100
Kiểm định Cronbach’s Alpha
Bảng 2. 11: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại bỏ biến
Phương sai thang đo nếu
loại bỏ biến
Tương quan Tổng- Biến
Cronbach's Alpha nếu loại
bỏ biến
Nhân tố Sự hữu hình (SHH): Alpha = 0.756
SHH1 7.33 3.752 0.615 0.638
SHH2 7.39 4.188 0.549 0.713
SHH3 7.43 3.955 0.592 0.665
SHH1 7.33 3.752 0.615 0.638
Nhân tố Sự tín nhiệm (STN): Alpha = 0.864
STN1 11.50 8.412 0.739 0.816 STN2 11.48 8.311 0.701 0.831 STN3 11.47 8.290 0.667 0.846 STN4 11.41 8.253 0.748 0.813
Nhân tố Sự thuận tiện (STT): Alpha = 0.831
STT1 11.11 10.175 0.670 0.782 STT2 11.06 10.896 0.689 0.775 STT3 11.00 10.452 0.654 0.789 STT4 10.99 10.980 0.628 0.800
Nhân tố Hiệu quả nhân viên (HQNV): Alpha = 0.835
HQNV1 11.50 7.568 0.714 0.769