Thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ HỌC PHẦN SINH LÝ BỆNH- MIỄN DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀ

2.1.3Thời gian nghiên cứu:

Từ ngày 01/05/2022 đến 15/05/2022 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các phương pháp nghiên cứu: 2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành

từng bộ phận của cái tồn thể để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái phức tạp từ những bộ phận đó.

Tổng hợp là q trình ngược với q trình phân tích, tổng hợp là liên kết từng mặt, từng

bộ phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung cái riêng, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mơ hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.

Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.

Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn.

- Phương pháp giả thuyết

Đây là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra, là hướng, theo đó người nghiên cứu sẽ thực hiện các quan sát hoặc thực nghiệm.

Giả thuyết xuất hiện do nhu cầu thực tiễn xã hội, phản ánh sự trừu tượng hoá khoa học, hệ thống hoá những kiến thức mang tính lý thuyết, chứa đựng những phán đốn, những khái niệm, suy luận với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh. Như vậy, xét trong cấu trúc logic của nghiên cứu, thì giả thuyết nằm ở vị trí luận đề. Giả thuyết khoa học ln vượt ra khỏi phạm vi khảo sát sự kiện, khơng chỉ giải thích chúng mà cịn làm chức năng dự báo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ HỌC PHẦN SINH LÝ BỆNH- MIỄN DỊCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (Trang 27 - 29)