2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò.
2.5. Cải tiến quy trình tín dụng.
Thứ nhất: vấn đề đảm bảo tiền vay.
Trước hết, cần phải thấy rằng, với môi trường kinh tế luôn thay đổi thì rủi ro luôn rình rập đối với KH và cả NHTM, vì vậy cho vay có TSĐB là điều kiện khá tiên quyết của NHTM đối với KH, và vấn đề quản lý TSĐB tiền vay được đặt ra là một yêu cầu tất yếu. Quản lý TSĐB là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay, thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc quản lý đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những TS mà NHCT Việt Nam lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị TSĐB để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu KH bổ sung TSĐB. Chính vì thế, NH cần quan tâm thực hiện tốt các vần đề:
- vấn đề đánh giá TSĐB khi NH đồng ý nhận TS là hết sức quan trọng bởi vì chất lượng của TSĐB, mà cụ thể là giá trị thị trường của TSĐB tại thời điểm NH xử lý TSĐB sẽ có tính chất quyết định đến nguồn thu hồi nợ của NH.
- hoàn thiện hồ sơ pháp lý (Chứng thư sở hữu của TS, đăng ký Giao dịch đảm bảo, công chứng chứng thực, các thoả thuận trọng hợp đồng…) của TSĐB đối với khoản vay bởi vì đây là điều kiện quyết định đến quyền truy đòi nợ của NH.
- việc nhận TSĐB là quyền sử dụng đất hoặc bất động sản liên quan đến đất thuê của DN, nhất là trường hợp phải xử lý phát mại TS là quyền sử dụng đất, hay TS nằm trên đất được giao (của DN Nhà nước, hợp tác xã) hay đất thuê là hết sức phức tạp. Nếu khi nhận TSĐB phần đánh giá giá trị thương mại của TS gắn với vị trí lô đất để đánh giá cao về TS thì sau này trường hợp NH buộc phải xử lý TSĐB sẽ khó khăn phức tạp và giá trị thu hồi thấp. Chính vì thế NH cần phải thận trọng và hiểu đúng về các quy định có liên quan khi nhận TSĐB.
Ngoài ra, NH có thể đa dạng các hình thức đảm bảo tiền vay, chẳng hạn như cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của DN. Các DN bán hàng nhưng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho DN bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này NH có thể giúp DN thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu, tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà NH thẩm định một cách chặt chẽ.
Thứ hai: Thủ tục vay vốn.
Một trong những nguyên nhân khiến cho hầu hết các KH ngại tiếp xúc với tín dụng NH đó là thủ tục vay vốn. Vì vậy, NH phải đơn giản hoá thủ tục cho vay bằng cách giảm bớt số lượng giấy tờ không cần thiết mà chỉ tập trung vào các loại giấy tờ trọng tâm như giấy phép KD, giấy phép đăng ký thành lập DN, báo cáo kết quả KD, bảng cân đối tài khoản… đối với đối tượng KH là các DN. Đối với KH là cá nhân, hộ gia đình vay phục vụ tiêu dùng thì cần những giấy tờ chứng minh hoạt động đó chẳng hạn như giấy chứng nhận mua bảo hiểm cho xe ô tô…
Đây là hình thức cho vay mà NH dựa trên uy tín và kết quả hoạt động SXKD của KH. Thông thường, NH áp dụng hình thức cho vay tín chấp đối với KH đã có quan hệ lâu dài, tin cậy đối với NH. NH có thể xem xét cho vay các DNVVN khi sản phẩm của nó được sử dụng phục vụ cho hoạt động của DN lớn. Trong trường hợp này cần có sự đảm bảo của các DN lớn đó và cam kết của bản thân DNVVN về mục đích sử dụng vốn vay. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên KH phải có đủ số liệu thực tế để chứng minh được tình hình TC của mình là lành mạnh, có TS cố định và TS lưu động đủ lớn, những hàng hoá và dịch vụ đang SXKD có hiệu quả và ổn định trên thị trường.