2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò.
2.2. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay của NH muốn mở rộng ngoài việc cần vốn thì các khoản vay hiện tại cũng phải đảm bảo an toàn. Hoạt động cho vay của các NHTM là hoạt động luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Chính vì thế, NHCT Cửa Lò cần xem xét một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro như sau:
Thứ nhất: Phân tích đánh giá chính xác KH.
Phân tích đánh giá chính xác KH là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư, cần phân tích đánh giá chính xác KH vay vốn để có quyết định đầu tư vốn thông qua một số nội dung sau:
Đánh giá về năng lực pháp lý của KH nhằm ràng buộc trách nhiệm của KH trước PL và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NH. Xác định tính pháp lý của KH chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng. NH có thể đánh giá năng lực pháp lý của DN trên một số mặt sau: quyết định thành lập DN; điều lệ tổ chức và hoạt động của DN; giấy phép KD; vốn điều lệ và vốn KD của DN; TS riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của DN, có trụ sở đăng ký với chính quyền sở tại; tình hình thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước đối với hoạt động của DN.
Đánhgiá khả năng điều hành SXKD của người lãnh đạo DN. Vị trí của người lãnh đạo điều hành trong DN quyết định đến sự thành công hay thất bại của một DN. Đánh giá, xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành DN để từ đó NH xác định được mức vốn đầu tư cho DN bao nhiêu thì phù hợp.
Đánh giá năng lực TC của DN.
Điều này sẽ giúp cho NH nắm được thực trạng trong hoạt động SXKD của DN, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của DN thông qua đánh giá về cơ cấu vốn trong KD của DN. Đánh giá cơ cấu TS và vốn trong KD của DN có được sắp xếp, bố trí hợp lý hay không? Tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động có phù hợp với tình hình SXKD của DN không? Hoặc vốn trong khâu dự trữ với vốn trong khâu luân chuyển trong KD có phù hợp không?
NH có thể đánh giá khả năng tự chủ về TC của KH thông qua việc xem xét trên bảng cân đối tài sản Có và tài sản Nợ của DN. Qua đó để thấy được TS của DN được hình thành từ nguồn vốn nào là chính, nếu chủ yếu là vốn của DN thì khả năng tự chủ
về TC của DN là tốt, nếu tỷ lệ giữa mức vốn tự có / vốn vay >1 thì ta thấy ngay được hiệu quả vốn đầu tư của NH đảm bảo, nếu tỷ lệ giữa mức vốn vay / doanh số hoạt động <1 thì ta thấy chất lượng sử dụng vốn của DN đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra NH còn phải đánh giá tình hình hoạt động SXKD qua các chỉ số so sánh vòng quay luân chuyển vốn lưu động. Đánh giá về khả năng sinh lời của vốn trong các hoạt động SXKD thông qua các chỉ tiêu như Lợi nhuận ròng / Vốn tự có, Lợi nhuận ròng / Tổng TS. Nếu khả năng sinh lời về vốn trong hoạt động SXKD đủ trang trải các chi phí trong KD và có lãi thì kết quả khả năng thanh toán của DN được đảm bảo và có đủ tin cậy để NH đầu tư vốn.
Thứ hai: Phân tán rủi ro. Không cho tất cả trứng vào một rổ là cách để các DN nói chung và các NHTM nói riêng thực hiện để phân tán rủi ro. Việc đa dạng hoá đối tượng KH để thực hiện cho vay là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro cho NH. Hiện nay số lượng KH của NHTC Cửa Lò còn rất khiêm tốn, doanh số cho vay khá cao chủ yếu là do một số ít KH vay với số lượng lớn, chính vì thế mà biện pháp này rất cần được NH nghiên cứu để áp dụng cho hợp lý.
Thứ ba: Sử dụng các bảo đảm chắc chắn. NH lựa chọn những hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn. Đối với đảm bảo bằng TS, NH phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của TS đó đối với người vay tiền (cần lưu ý thời hạn sử dụng của TS phải lớn hơn thời hạn vay). Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh thì NH phải đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực TC, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.
Thứ tư: Nắm bắt thông tin về rủi ro về KH thông qua: các báo cáo TC mà DN thường xuyên phải cung cấp cho NH; tài liệu của các cơ quan liên quan như báo cáo kiểm toán, thông qua thị trường hoặc thông qua thông tin của các cơ quan PL…; trung tâm thông tin tín dụng hoặc thông qua hội nghị KH, thông qua quan hệ bạn hàng… Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về KH sẽ giúp cho NH có được những chiến lược KD phù hợp nhất và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Thứ năm: Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra đánh giá lại chất lượng của các khoản nợ nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản cho vay có cần chỉnh sửa bổ sung gì không, phân tích các khoản cho vay hiện tại để làm cơ sở cho những khoản vay tiếp theo. Thường xuyên tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, nhằm đảm bảo cho hoạt động KD bình thường của NH.