Kết luận: Các luận cứ còn vi phạm nhiều lỗi ngụy biện và các quy luật tư duy, các luận điểm không có kết luận của phán đoán đó để đưa ra chính kiến.

Một phần của tài liệu phương pháp nào giúp bản thân rèn luyện tư duy phản biện đạt hiệu quả (Trang 30 - 32)

2 Chỉnh sửa và biên soạn mới nội dung:

1.4Kết luận: Các luận cứ còn vi phạm nhiều lỗi ngụy biện và các quy luật tư duy, các luận điểm không có kết luận của phán đoán đó để đưa ra chính kiến.

luận điểm không có kết luận của phán đoán đó để đưa ra chính kiến.

2 Chỉnh sửa và biên soạn mới nội dung:

Sau khi phản biện các nội dung nêu trên, em xin điều chỉnh lại, phân tích, lập luận, giải quyết và kết luận lại vấn đề được đăng tải từ bài báo điện tử như sau:

Tên chủ đề: “Học sinh làm văn giống hệt nhau vì theo văn mẫu?” Nội dung: Viết mới bài báo.

Luận điểm : Học sinh sử dụng văn mẫu có vi phạm pháp luật?

Theo Điều 28, khoản 6 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì không được sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này. Vậy sử dụng văn mẫu có vi phạm pháp luật, nhưng vì học sinh vẫn chưa có năng lực trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi để bị xử phạt theo quy định. Vì thế, học sinh vẫn cứ sao chép văn mẫu để làm bài văn mà không cần suy nghĩ nhiều.

Luận điểm : Nguyên nhân dẫn của việc lạm dụng văn mẫu của học sinh là gì?

"Bao nhiêu năm qua, trẻ con đã lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu. Khi được ra đề bài tả cô giáo, tả bà, tả mẹ, một loạt học sinh tiểu học gần như đều có một bài làm giống hệt nhau. Hoặc khi cô giáo yêu cầu làm văn kể về một việc tốt của bản thân, bỗng nhiên việc một cụ bà được dắt qua đường lại xuất hiện trong hầu hết bài làm, dẫu có em chưa bao giờ thực hiện công việc này", cô Thái Lê nói. (https://zingnews.vn/hoc-sinh-lam-van-ta-ba-va-me-giong-het-nhau-vi- theo-mau-post1252942.html)

Việc lạm dụng văn mẫu của học sinh có rất nhiều nguyên nhân có thể kể như: - Do thang điểm chấm thi của môn Ngữ Văn

+ Thang điểm thi môn Ngữ Văn chấm theo từng phần của các câu. Để đạt được điểm cao học sinh chỉ cần học đúng ý theo mẫu và ghi lại khi gặp một đề văn bất kỳ sẽ đạt được điểm theo yêu cầu của thang điểm.

+ Phần điểm sáng tạo của câu phân tích tác phẩm văn học thấp hơn việc phân tích bài theo từng ý để đạt điểm cao.

- Cách dạy học của giáo viên

+ Có thể là do cách dạy học của giáo viên còn nhiều phần khó hiểu, học sinh không muốn hiểu theo cách của giáo viên nên học sinh lựa chọn một bài băn mẫu để viết vào bài làm.

+ Giáo viên dạy theo văn mẫu để học sinh học thuộc và làm vào bài thi. Áp đặt học sinh học theo văn mẫu để đạt được điểm cao trong kỳ thi.

- Do học sinh lười tư duy sáng tạo

+ Hầu hết các học sinh ai cũng đã từng học theo một bài văn mẫu để làm bài văn, vì các bài văn mẫu đó đã có trên mạng nên học sinh có thể lựa chọn để viết lại như mẫu.

+ Lười suy nghĩ để giải quyết vấn đề mà chỉ dựa dẫm vào một người khác và nhờ người đó giúp đỡ mình.

- Cách ra đề không sáng tạo. Các đề thi môn Ngữ Văn không đổi mới liên tục dẫn đến hiện tượng nhiều bài văn mẫu xuất hiện.

Vì vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu là ở học sinh, là do giáo viên, người ra đề và người chấm thi đã dẫn đến tình trạng này.

Luận điểm : Liệu có hướng giải quyết việc lạm dụng văn mẫu ở học sinh hay không?

Tất nhiên câu trả lời là có.

Thầy Chung đề xuất, để đổi mới đề thi Ngữ văn, Bộ GD&ĐT có thể xem xét, sử dụng những tác phẩm ngoài chương trình tương đương với nội dung, thể loại học sinh được học trên lớp để ra đề. Điều này sẽ hạn chế được việc học văn mẫu, vì các nội dung không có trên mạng.

(https://zingnews.vn/hoc-sinh-lam-van-ta-ba-va-me-giong-het-nhau-vi-theo-mau- post1252942.html)

Không những đổi mới đề thi Ngữ Văn mà còn phải đổi mới thang điểm chấm thi môn Ngữ Văn để học sinh có thể tự do sáng tạo mà lạc đề tài khi phân tích tác phẩm văn học

Đối với cách giảng dạy của giáo viên, giáo viên phải hướng dẫn học sinh học môn Ngữ Văn tốt bằng cách kích thích tư duy của học sinh qua các bài tập liên quan đến nội dung trong bài học để học sinh phát triển tư duy không còn lệ thuộc vào văn mẫu.

Đối với bản thân học sinh, học sinh phải vận động tư duy để có thể làm được bài văn bằng thực lực của học sinh chứ không phụ thuộc vào văn mẫu có sẵn.

Vì vậy, cần phải phát huy các hướng giải quyết này để học sinh không còn sử dụng văn mẫu để làm bài văn nữa.

Kết luận: Sao chép văn mẫu là vi phạm Luật sở hữu trí tuệ 2005, học sinh không được sao chép một cách trái phép để sử dụng cho mục đích cá nhân. Cũng qua nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu ở học sinh mà ta có được giải pháp để tránh việc lạm dụng văn mẫu vẫn còn đang diễn ra hằng ngày. Bản thân học sinh phải học cách tư duy để có thể làm được bài văn bằng chính thực lực của học sinh chứ không phụ thuộc vào một bài văn mẫu để đạt được điểm cao.

Sáng ngày 28/8, trong hội nghị tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu, “ngành Giáo dục sẽ lưu ý triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó, sẽ triển khai các biện pháp hữu hiệu để từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, tăng cường yếu tố thực nghiệp, thực chất, thực học trong giáo dục. Hạn chế tối đa việc dạy thêm và học thêm”

Sinh viên

(Ký, ghi rõ họ tên) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phương pháp nào giúp bản thân rèn luyện tư duy phản biện đạt hiệu quả (Trang 30 - 32)