CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚ

Một phần của tài liệu Chuyen+san+Quy+3.2016_TEMP04_3 (Trang 46)

NÔNG THÔN MỚI

Ngô Mạnh Thắng

Giám đốc Agribank huyện Mường Khương

Giám đốc Agribank huyện Mường Khương

Từ sự vào cuộc quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp của Đảng bộ huyện, 5 năm qua (2011 - 2015) huyện Mường Khương (Lào Cai) đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm; đến cuối năm 2015 giá trị trên 1 ha canh tác đạt 52 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt 7,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 55,52% (năm 2011) xuống 22% (năm 2015 theo tiêu chí cũ). Đến nay toàn huyện đã có 2 xã Bản Lầu, Bản Xen đạt xã nông thôn mới; 01 xã (Lùng Vai) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016; chỉ tiêu hoàn thành của 16 xã, thị trấn đến hết năm 2015 đạt 135/304 lượt tiêu chí.

Đây là một thành quả rất đáng trân trọng, khẳng định sự đoàn kết thống nhất, chung sức, chung lòng của Đảng bộ huyện Mường Khương trong xây dựng quê hương. Trong đó Agribank Mường Khương đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tín dụng Ngân hàng đã trở thành nguồn lực lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh cho nông dân và doanh nghiệp theo tinh thần Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ ngày 09/6/2015): Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân.

Để có đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, Agribank Mường Khương đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn vốn theo từng giai đoạn. Trong quá trình huy động vốn đã áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt; đa dạng các sản phẩm tiền gửi và kỳ hạn huy động; khoán huy động vốn đối với cán bộ; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc tuyên truyền, tiếp thị với thái độ phục vụ cởi mở, gần gũi thân thiện... nhằm tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Ngoài ra còn thực hiện tốt việc tiếp cận và giải ngân các nguồn vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức tài chính quốc tế đảm bảo nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể đến nay tổng nguồn vốn huy động đạt 380 tỷ (gấp 2,6 lần năm 2010) trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 300 tỷ, nguồn vốn ủy thác đầu tư đạt 80 tỷ.

Cùng với việc huy động nguồn vốn, Agribank Mường Khương đã tích cực phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ thanh toán, cụ thể đã phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị trường học và Doanh nghiệp thực hiện việc trả lương qua tài khoản để thu hút nguồn tiền gửi qua tài khoản. Do vậy đến nay đã có 147 đơn vị và gần 3.000 chủ tài khoản thực hiện trả lương qua tài khoản, phát hành hơn 8.500 thẻ ATM, có hàng chục ngàn lượt khách hàng đến giao dịch trong một năm và các dịch vụ khác như thu đổi ngoại tệ, chi trả tiền kiều hối... đã đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong đầu tư tín dụng, đã bám sát vào các mục tiêu phát triển kinh tế, chương trình, đề án của Đảng bộ huyện theo từng giai đoạn. Mở rộng đối tượng vay tới các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, đảm bảo kế hoạch cho vay đến từng nhóm khách hàng, cân đối tỷ lệ giữa cho vay ngắn, trung và dài hạn hợp lý; ưu tiên cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình theo hướng phát triển mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, phát triển các dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn. Bởi vậy tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể : Doanh số cho vay giai đoạn 2010 – 2015 đạt 1.821 tỷ, tăng trưởng bình quân 35%/năm, tổng dư nợ đến nay đạt 320 tỷ, tăng 3,6 lần so với năm 2010, trong đó cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm trên 95% với trên 4.800 hộ vay vốn, vốn tín dụng đã đầu tư đến 16/16 xã, thị trấn trong huyện.

Do đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và ưu đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đến nay toàn huyện đã xây dựng được các vùng chuyên canh như vùng sản xuất chè tập trung 2.290 ha, sản lượng 7.800 tấn chè búp tươi; vùng cây ăn quả như dứa 700 ha, sản lượng 12.500 tấn; quýt 217 ha, sản lượng 450 tấn; chuối 493 ha, sản lượng 8.360 tấn; vùng thâm canh thủy sản tại các xã vùng thấp 86 ha...

Trong quá trình đầu tư, Agribank Mường Khương đã phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội Nông dân, Hội phụ nữ của huyện tư vấn cách sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả nhất. Vì thế phần lớn các hộ vay vốn đều phát huy được hiệu quả của đồng vốn, làm ăn sinh lời và đưa kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển. Qua đó đưa phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo chính đáng phát triển thành phong trào rộng khắp, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình mới làm kinh tế giỏi, nhiều hộ gia đình đạt danh hiệu “Sản xuất kinh doanh giỏi”. Năm 2015, toàn huyện có 2.580/11.516 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiếm 22,4%; trong đó 28 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương, 192 hộ cấp tỉnh; 692 hộ cấp huyện và 1.668 hộ cấp xã, trong đó đa số hộ sản xuất kinh doanh giỏi hiện nay có vay vốn theo Nghị định 41/2010/NĐ/CP (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ) tại Agribank Mường Khương, nhiều gương điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như : gia đình ông Làn Mậu Thành thôn Sả Hồ thị trấn Mường Khương vay vốn trồng quýt, thu nhập 300 triệu/ năm; gia đình ông Thào Diu thôn Cốc Phương xã Bản Lầu vay vốn trồng dứa, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; gia đình ông Nguyễn Trọng Hoạt xã Bản Xen, vay vốn nuôi cá thu nhập trên 200 triệu/ năm; gia đình ông Sùng A Sẩu xã Bản Lầu vay vốn thu mua, bao tiêu hàng nông sản với thu nhập trên 300 triệu/năm và còn nhiều hộ gia đình khác sản xuất kinh doanh giỏi các cấp...

Thống nhất từ chủ trương, biện pháp, năng động và linh hoạt trong lãnh đạo, tích cực huy động nguồn vốn, mở rộng đầu tư và đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; nâng cao chất lượng phục vụ và giữ chữ “Tín” với khách hàng đó là những mục tiêu quan trọng mà Agribank Mường Khương đã và đang thực hiện đồng bộ. Cách làm này không những đưa tín dụng ngày càng tăng trưởng, bảo toàn nguồn vốn, mà Agribank Mường Khương đã đóng góp rất quan trọng trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Chuyen+san+Quy+3.2016_TEMP04_3 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)