96 CHUYÊN SAN AGRIBANK
Theo chân cô cán bộ tín dụng người dân tộc Phù Lá, Tráng Thín Phấn chúng tôi gặp bà Giàng Thị Doa (Bắc Hà) tuy đã 75 tuổi nhưng bà vẫn mạnh dạn vay Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Bắc Hà 170 triệu để cùng các con trồng hàng ngàn gốc hồng, lê, nuôi 4 con hươu, 2 con ngựa, làm ao nuôi cá… thu hoạch xong vụ mùa bà trả ngân hàng được 50 triệu… Cô Phấn cười, làm ngân hàng vùng cao chúng em quan trọng nhất là thu hồi nợ chứ không phải cho vay, với mỗi món vay chỉ 10 ngày không thấy tiền về là cán bộ tín dụng biết ngay đang có vấn đề gì đó. Mỗi lần như thế cô lại xuống phối hợp cùng các tổ, hội vay vốn tìm hiểu thực tế vấn đề mà người dân đang gặp phải, từ đó tìm hướng tháo gỡ, giải quyết khó khăn cùng với người dân, doanh nghiệp. Mang tiếng là cán bộ ngân hàng nhưng 1 tháng cô chỉ ở ngân hàng có 1 tuần còn 3 tuần là đi cơ sở, nhiều khi sang cả mạn Si Ma Cai vì bên ấy chưa có ngân hàng. Tính nơi xa nhất cũng ngót nghét cả trăm kilômét để chăm sóc từng món vay, từng sản nghiệp, gõ cửa từng nhà, thăm nom từng dự án. Chính sự tận tụy ấy nên tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng rất thấp, chỉ khoảng 0,17% tổng dư nợ.
Không chỉ hỗ trợ người dân, Agribank Bắc Hà còn là bạn đồng hành với nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Công ty Anh Nguyên khi chị đang tất bật chuẩn bị mẻ rau sạch, thịt sạch
để chuyển về Hà Nội chị cười, đây là “lợi thế” của vùng cao. Những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu của thị trường chị đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại lợn sạch, rau sạch, nấm sạch… sản phẩm của chị làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Sắp tới công ty chị sẽ đầu tư nuôi thêm giống vịt Sín Chéng lấy về từ vùng đất nghèo dân thưa Si Ma Cai. Đây là giống vịt đặc sản hiếm có, thuần chủng, nặng tới 4-5kg/con, thịt ngon, trứng to gần như trứng ngỗng, không lọt được ra ngoài mà bán. Năm 2012, Viện Chăn nuôi quốc gia đã đưa vịt Sín Chéng vào danh sách bảo tồn nguồn gene quý... Tôi chợt nhớ đến chị Nguyễn Cẩm Tú, Giám đốc Công ty XNK Việt Tú, chị đã chọn cho mình được một thung lũng đầy sỏi đá ở Thải Giàng Phố (Bắc Hà) để lập nghiệp. Dưới bàn tay của chị và những người dân nghèo nơi đây hơn 4ha đầy đá sỏi đã biến thành “cánh đồng hoa” rực rỡ sắc hương với hơn 82.000 chậu hoa địa lan Trung Quốc, 3.582 chậu địa lan Sa Pa, 3.240 gốc ly Hà Lan và 242.220 gốc hoa đường phố các loại… Giàng Thải Phố là một xã vùng cao, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, một năm không biết đón nhận bao nhiêu đoàn thiện nguyện đến thăm và chia sẻ. Thế nhưng nếu người dân cứ trông chờ vào tấm lòng thiện nguyện thì bao giờ mới thay đổi được? Người dân phải thức tỉnh để hội nhập, phải lao động và làm đủ 8 tiếng bởi đồng tiền kiếm ra đâu có dễ dàng. Với suy nghĩ ấy Cẩm Tú đã đầu Ca khúc Mùa xuân đi chợ Bắc Hà của nhạc sỹ Phùng
Chiến như lời reo vui, lời mời gọi chúng tôi về với Bắc Hà. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Hữu Thể cười, để hiểu Lào Cai cần nhớ 7 từ đầy khó khăn: “Vùng cao - biên giới - nhiều dân tộc”, với 25 dân tộc anh em, độ cao cơ bản 800m, là biên cương, phên giậu với 182km tiếp giáp Trung Quốc, một cửa khẩu quốc tế, một số cửa khẩu quốc gia, nhiều lối mở. Thế nhưng với lợi thế của một tỉnh vùng biên, kinh tế Lào Cai đã có những bước chuyển biến khá tích cực công nghiệp và du lịch tăng nhanh đã làm giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp (chỉ còn chiếm 16%). Đời sống của đồng bào tăng cao thu nhập bình quân gần 40triệu/năm giảm nghèo từ 55% xuống còn 5% đã không còn hộ đói. Trường học, trạm y tế đã phủ sóng xuống các thôn bản vùng cao. Hiện Lào Cai đang được xác định là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, đón 2,4 triệu khách du lịch năm 2015, gấp 4 lần năm 2010. Tổng huy động vốn tín dụng tính đến hết 2015 đạt hơn 32.000 tỉ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt trên 31.000 tỉ đồng, cả tỉnh hiện có 491 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 65.500 tỉ đồng, 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 503 triệu USD.
Có thể nhận thấy sự “đổi thay” của Lào Cai hôm nay