5�4 Xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Q5kOqoRwUky4cHti2016 - ICMP - Water Management in the upper Mekong Delta - VN (Trang 25 - 27)

Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn lớn nhất cả nước, xảy ra trên diện tích xấp xỉ 1,77 triệu ha� Nước mặn thường ảnh hưởng tới 45% diện tích đồng bằng trong mùa khô� Đặc biệt trong tháng 3 và tháng 4 khi dòng chảy thượng nguồn thấp và liên tục có gió đơng dẫn đến mực nước thủy triều tăng gây xâm nhập mặn vào nội đồng� Xâm nhập bị chi phối bởi sự tương tác giữa lưu lượng xả của sông và chế độ thủy triều của biển�

Vào mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 6, lưu lượng xả trung bình của sơng Mê Cơng là khoảng 6�000 m³/s� Từ tháng 3 đến tháng 4, lưu lượng nước thấp nhất xấp xỉ 2�500 m³/s� Hệ quả là xâm nhập mặn tiến sâu vào trong đất liền trong giai đoạn này� Thời gian này của mùa khơ, thủy triều là yếu tố chính ảnh hưởng tới mực nước và dịng chảy ở đồng bằng sơng Cửu Long� Chế độ thủy triều của biển Đông là bán nhật triều không ổn định với hai đỉnh và hai đáy cũng như hai đợt triều cường và yếu trong tháng� Khi dòng chảy thượng nguồn giảm, thủy triều có thể xâm nhập sâu 60 – 70km vào đất liền từ các cửa sông của hệ thống sông Mê Công� Thủy triều của biển Tây theo chế độ nhật triều không ổn định với một đỉnh và 1 đáy� Biên độ khoảng 0,8–1,0 m có tác động nhỏ tới đồng bằng sơng Cửu Long, ảnh hưởng chủ yếu tới các kênh nhỏ và sơng Ơng Đốc và hệ thống sông Cái Lớn�

Mức độ xâm nhập mặn trung bình của nước biển ở đồng bằng sơng Cửu Long trong tháng 4 được trình bày tại Hình 13� Ở khu vực ven biển, độ mặn đạt trên 16 g/l trên diện tích 210�000 ha� Khu vực tiếp giáp với bờ biển cấu thành vùng rộng lớn nhất (1�195�680 ha) và có độ mặn 4-16 g/l�

Vùng bờ biển phía tây thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có địa hình thấp (0,2–0,6 m trên mực nước biển)� Độ mặn tại các trạm đo dao động nhiều cả trong tháng và trong năm� Xâm nhập mặn bị ảnh hưởng bởi thủy triều biển Tây� Độ mặn tăng đều từ tháng 3 đến tháng 4� Khu vực này cũng được cung cấp nước ngọt từ sông Hậu� Mức độ xâm nhập mặn ở hầu hết các cửa sông đạt mức 60km vào sâu trong đất liền và ảnh hưởng mạnh đến khu vực cửa sông vào tháng 3 và tháng 4� Hình 14 trình bày phân bố độ mặn từ cửa sơng Hậu tại biển đơng ở Sóc Trăng�

Hình 13: Diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn trong tháng 4 ở ĐBSCL

Nguồn: VIỆN KHTLMN 2010

Hình 14: Phân bố độ mặn ở cửa sơng Hậu

27 Điều kiện tự nhiên của vùng dự án

Một phần của tài liệu Q5kOqoRwUky4cHti2016 - ICMP - Water Management in the upper Mekong Delta - VN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)