Hiện nay, qua quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy sản phẩm của công ty so các sản phẩm công ty trong ngành thì không khác biệt nhiều lắm. với một thị trường rộng trong thời gian tới cần đưa ra các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm của mình, công ty cũng nên quan tâm đến loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là lễ hội, đây là thể loại du lịch khá hấp dẫn, được đánh giá là một trong hai thể loại du lịch hấp dẫn nhất của người dân trên toàn thế giới sang thế kỷ 21. Hơn nữa ở Việt Nam cũng có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử. Hiện nay nước ta có 3 di sản thế giới thì chiếm tới hai di sản văn hóa là tháp Chàm và cố đô Huế. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp công ty kéo dài được thời vụ du lịch của mình. Công ty nên mở các tuyến du lịch văn hóa đến Huế, Hội An... và có thể mở thêm các tuyến du lịch sinh thái khác, đến các tỉnh Sơn La, Lai Châu Hòa bình... trú trọng đến khai thác các
38
thể loại du lịch lễ hội, đây là thể loại du lịch mới được đưa vào khai thác ở Việt Nam bởi vậy loại hình du lịch này rất hấp dẫn du khách bởi lẽ lễ hội là sự hội tụ nhiều nhất của các yếu tố văn hóa truyền thống rất hấp dẫn người nước ngoài.
Các hoạt động của công ty không nhất thiết tiến hành cùng một lúc nhưng phải có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ khâu chuẩn bị.
Về các chương trình du lịch của công ty hiện nay còn khá đơn giản, nói chung sản phẩm du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các chương trình du lịch của công ty ít được coi trọng, mới chỉ là sự kết nối các điểm du lịch lại với nhau, chưa xác định được các dịch vụ có liên quan và đưa ra đơn giá. Các chương trình hầu hết chưa mang tính khoa học, thiếu sự hấp dẫn và hầu như thiếu các dịch vụ bổ sung được đưa vào một chương trình du lịch.
Trong thời gian tới sắp tới các chương trình du lịch kết hợp, nên chú trọng xây dựng. đó là sự kết hợp của nhiều thể loại du lịch văn hóa, sinh thái và các dịch vụ vui chơi giải trí. Như vậy sẽ tạo ra nhiều chương trình hấp dẫn hơn, các chương trình cũng cần tính đến độ dài của chương trình, kết hợp một cách hợp lý để tạo ra hứng thú đối với du khách du lịch.
Tạo ra các sản phẩm thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm: hiện nay bởi số lượng khách có xu hướng tăng lên, nhu cầu du lịch cũng cần chú trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm. Công ty trong thời gian sắp tới cần phải chú trọng và tập trung xây dựng các chương trình du lịch mới. các mục tiêu của công ty là các chương trình hay những sản phẩm nên chú trọng vào thị trường mà công ty hướng tới. Ví dụ khai thác các mảng như du lịch săn bắn hay du lịch hang động, du lịch thể thao
Bên cạch các chương trình dành cho du khách Việt Nam, Cần chú ý các chương trình phù hợp cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam du lịch. Ngoài ra các chương trình du lịch phải có thời gian phù hợp vừa phải, các chương trình thì phải tạo được điểm nhấn, cần mang lại những hứng thú cho khách hàng, đặc biệt phải có những chương trình giao lưu kết bạn.
4.3.2. Chính sách giá cả
Phân khúc thị trường và định hướng khách hàng, công ty nhằm đưa ra mục tiêu xây dựng giá cạnh tranh, để cạnh tranh trên thị trường du lịch, công ty phải có các biện pháp giảm giá thành trên thị trường. từ đó giảm giá bán các chương trình du lịch như sau:
+ Thông qua thị trường du lịch , tham khảo thông tin về giá của các công ty đối thủ, nghiêm cứu đưa ra các giải pháp phù hợp để từ đó công ty mình có những điều chỉnh phù hợp về giá cả sao cho hợp lý với giá cả hiện nay trên thị trường.
+ thường xuyên tìm kiếm các cơ sở có giá thành thấp, chất lượng dịch vụ tốt và có mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch.
+ công ty trong một số trường hợp cần đưa ra các cách giảm giá phù hợp để thu hút khách hàng. Bởi vì đôi khi chênh lệch giá thấp hơn 60- 120VDN/trên khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, công ty du lịch cũng có thể ký được các hợp đồng nhận khách. Ngoài các trường hợp về chênh lịch giá của công ty, thì công ty có thể thêm một số các chương trình hấp dẫn về giá có thể vượt ngoài dự kiến ví dụ như:
Người khách từ 20 người đến 25 người giảm 7% giá bán Người khách từ 25 người đến 30 người giảm 10% giá bán Người khách từ 30 người chở đi giảm giá 12% giá bán
Đối với các đoàn khách đông người, công ty có thể giảm giá từ 4-7% giá toàn đoàn. với những khách hàng thân thiết công ty cũng nên có sự ưu tiên về giá để tạo ra các mối quan hệ tốt...
Chích sách giá cả hợp lý cũng được xây dựng trên các cơ sở nghiêm cứu nhân tố ảnh hưởng như: chất lượng dịch vụ, chuyến đi đặc biệt tạo ra nhiều tính độc đáo trong quá trình đi, tài nguyên du lịch... Cơ chế hình thành giá của công ty hiện nay là đủ bù đắp chi phí và vẫn có lãi, trên thị trường cũng như mặt bằng giá trong điều kiện cạnh tranh. Hiện nay các chương trình du lịch của công ty có giá cả tương đối hợp lý và thấp hơn giá của một số công ty cạnh tranh, công ty có quan hệ tốt với các nhà cung cấp và kinh nghiệm hiểu
40
biết về thị trường khách du lịch. Tận dụng lợi thế của công ty mình nên phát huy các chính sách giá hiện nay và sử dụng các biện pháp để tích kiệm chi phí. Hiện nay hình thức giảm giá của công ty là ưu đãi về giá cả giảm giá đối với khách quen, các đoàn khách du lịch vượt qua giới hạn nào đó giảm với các tuyến du lịch thời vụ, giảm giá với các khách du lịch lưu lại lâu ngày.
Công ty cần đưa ra các biện pháp phân biệt giá theo từng loại khách hàng, ưu tiên giảm giá cho các đối tượng như các cháu nhỏ đi kèm gia đình, các học sinh, sinh viên.
Về chính sách giá cả của công ty nhìn chung thì nên có chính sách giá một cách linh hoạt, đưa ra các mức giá hợp lý để cạnh tranh với đối thủ nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ và lên phân biệt chính sách giá với từng loại khách cụ thể, công ty cần lưu ý đến đối tượng khách Trung quốc vì khách trung này nhạy cảm về giá và đối tượng này khả năng thanh toán không cao.
Thông qua kinh phân phối các chương trình du lịch của các công ty lữ hành khác. Phải không có mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh, phải có chỗ đứng trên thị trường, các chương trình của công ty lữ hành phải không giống nhau với công ty mình. Để đảm bảo chương trình của công ty được phân phối một cách hợp lý cho khách. Thông qua các công ty trung gian tạo ra những chương trình hay mới lạ để quảng bá chương trình du lịch của công ty mình, tận dụng tối đa các nguồn khách từ các công ty trung gian. Nhưng công ty cũng phải dựa trên tiêu chí là hợp tác an toàn, cam kết chắc chắn từ các công ty trung gian.
Trước mắt, xây dựng các văn phòng đại diện ở các thị trường 3 miền Bắc Trung Nam.
Để phân phối sản phẩm du lịch công ty có hai cách: bán trực tiếp và bán gián tiếp. việc bán trực tiếp thông qua các đại lý du lịch với việc bán trực tiếp sể đảm bảo được nguồn khách ổn định cho công ty nhưng cũng cần lưu ý các
khoản hoa hồng một cách hợp lý cho họ. Hợp đồng ban hành cần soạn thảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác để tránh các rủi ro và những khiếu nại sau này. Nhân viên cần phải hướng dẫn và giải thích cụ thể các điều khoản để khách hàng thắc mắc.
Điểm khắc phục hạn chế của công ty là: không có đội xe riềng, tài chính còn nhiều hạn chế. Công ty cần có nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp: các hãng hàng không, đội xe khách sạn, nhà hàng để tạo đầy đủ và phục vụ mọi nhu cầu cũng như từng đối tượng khách hàng. Công ty cần có các hợp đồng dài hạn và tạo nhiều mối quan hệ tối với các hãng đó trong thời gian tới nhằm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất cho khách, đạt hiệu quả tốt hơn và hạn chế các thế cạnh tranh của các công ty doanh nghiệp lữ hành khác.
4.3.3. Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Hiện nay hoạt động xúc tiến hỗn hợp chưa được chú trọng trong công ty, chưa có định hướng mà do các văn phòng và nhân viên làm. vì vậy kết quả mang lại chưa cao, các phòng quản lý quảng cáo chưa thống nhất không bám sát vào mục tiêu của công ty. Nên có một chiến lược khuyếch trương đối với toàn công ty, từ đó các phòng sẽ bám sát vào đó để thực hiện các chiến dịch quảng cáo của mình. Như vậy sản phẩm và uy tín của công ty được tăng cường hiểu biết của khách du lịch tới sản phẩm.
Công ty tính doanh thu từ quảng cáo cho một số % nhất định. Ngày nay quảng cáo giữ một vai trò quan trọng cho công ty. Nó giúp cho khách hàng biết đến công ty, sản phẩm, và các sản phẩm đặc trưng của công ty để phân biệt với các sản phẩm của các công ty khác. Vì vậy quảng cáo đóng vai trò cực kỳ quan trong công ty nhưng nó cũng gặp nhiều khó khăn khi tiến hành.
Cách thức quảng cáo hình ảnh của công ty với các tuyến điểm du lịch là : tận dụng các dịp tuyên truyền quảng cáo lớn của nhà nước, nhân cơ hội công ty sẽ quảng cáo các sản phẩm, tuyến điểm du lịch của mình.
42
Công ty cũng có thể quảng cáo các thông tin trên báo và tạp chí, thời điểm quảng cáo nên chọn thời điểm thích hợp để giới thiệu và quảng cáo thông tin, thường là vào các mùa trước du lịch, tuy nhiên biện pháp này cũng nên hạn chế vì do chi phí quảng cáo cao.
Công ty nên quảng cáo thực hiện khuếch trương thông qua các đại lý và hướng dẫn viên du lịch, đây là hình thức sẽ mang lại hiệu quả cao nhất chủ yếu công ty nên làm sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Vì đối tượng mục tiêu là khách hàng của mình, chi phí quảng cáo thường không cao nên khách hàng cũng quan tâm nhiều hơn. Hình thức nội dung ở đây là qua các tờ rơi, tập gấp trong đó sẽ giới thiệu đầy đủ về lịch sử hình thành, uy tín và hình ảnh công ty trong khách hàng. Công ty cần chú ý tới việc trình bày các tờ rơi, tập gấp sao cho du khách thấy hấp dẫn lôi quấn. tăng cường hình ảnh để khách dễ dàng hình dung chương trình du lịch được thực hiện như thế nào..
Không lên quảng cáo quá nhiều mà nên tập trung vào số lượng khách hàng tiềm năng có khả năng mua. Cần có sổ theo dõi khách hàng cũ ,nhân dịp lễ, tết, hội ...có thể gửi lời chúc mừng, lời cảm ơn đã sử dụng sản phẩm và giới thiệu chương trình du lịch mới tới họ.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Công ty Du lịch quốc tế Phương Đông S9 tuy mới hoạt động công ty đã đạt được nhiều kết quả trong quá trình kinh doanh vận dụng tối đa các nguồn lực để thúc đẩy du lịch phát triển và đạt được những kết quả trong hoạt động marketing tìm hiểu thêm về lĩnh vực marketing trong thời gian tới để công ty phát triển hơn.
công ty cũng kết hợp đưa ra các giá bán một cách hợp lý cho từng loại khách hàng tùy vào từng loại khách hàng thì công ty lại đưa ra các cách để thu hút khách hàng giảm giá tour ngày thứ 2,3 hoặc 4 sẽ được công ty giảm 25% giá tour trong tuần để thu hút khách. Trong một số trường hợp cần đưa ra các cách giảm giá phù hợp để thu hút khách hàng. Bởi vì đôi khi chênh lệch giá thấp hơn 60-120VDN/trên khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì cũng thu hút được khách hàng.
Hoạt động của công ty được đa số khách hàng hài lòng với các loại dịch vụ có hơn 50% khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ khách sạn cũng như hướng dẫn viên của công ty và đưa ra nhiều chính sách như khuyến mãi, giảm giá liên kết với các công ty lữ hành khác để tổ chức các đoàn khách và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty.
5.2. Đề nghị
Nhà nước ta hiện nay đã và đang thực hiện các chủ trương chính sách để thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Thể hiện rõ nhất là sự ra đời của Luật Du lịch và chương trình hành động quốc gia về du lịch gắn với các sự kiện du lịch nổi bật vừa qua. Tất cả những cố gắng đó tạo ra một môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp du lịch. Thứ nhất, công ty cần mở các tuyến du lịch mới đến các địa điểm du lịch mới của Việt Nam (có sức hấp dẫn)
44
chẳng hạn như tới các vùng dân tộc thiểu số như dân tộc Mường, Thái... có chính sách giảm giá để thu hút khách du lịch.
Thứ hai, công ty cần nâng cấp các trang thiết bị trên xe ô tô phục vụ cho lữ hành như thiết bị âm thanh, màn hình để phục vụ khách được bộ. Cần kết nối chuyến bay với các hãng bay ít bị hoãn giờ để tránh cho khách không phàn nàn do bị mất nhiều thời gian chờ đợi tại sân bay.
Kết nối thêm nhiều hệ thống khách sạn nhà hàng để có một mạng lưới nhà hàng khách sạn có uy tín, tránh bị động lúc đông khách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa, Văn hóa ứng xử trong du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Bảo tàng Du lịch Việt Nam (2013), Văn hóa Hạ Long trên vùng đất Quảng Ninh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (1998), Quảng Ninh đất và người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
5. Phan Kế Bính (2011), Phong tục Việt Nam,Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Vũ Đức Minh, Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam,Nxb Trẻ, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009),Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Văn Bình (2011), Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng,Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
12. Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS, 1999), Công ước quốc tế về du lịch văn hóa.
13. Nguyễn Đình Hòe,Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững,Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
14. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động-xã hội, Hà Nội.
46
15. Phạm Thùy Linh (2019), Thực trạng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch tại Việt Nam, Tạp chí Du lịch tháng 5, 2019
16. Sở Du lịch Khánh Hòa (2020), Báo cáo nhanh tình hình hoạt động du lịch dịp Tết Canh Tý 2020.
17.Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê THị