Tình hình thực thi quy định về nhãn hiệu nổi tiếng và giải quyết vi phạm

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1 Tình hình thực thi quy định về nhãn hiệu nổi tiếng và giải quyết vi phạm

Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về nhãn hiệu vẫn còn hạn chế và chưa hoàn thiện. Các quy định trước đây về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhìn chung được xem còn chưa cụ thể trong số nhiều quy định pháp luật khác nhau. Lần đầu tiên các điều khoản chưa cụ thể và tổng hợp được tập hợp, sửa đổi trong một phần riêng (Phần V- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ). Với các quy định trước đây việc bảo hộ bao gồm hành chính, dân sự, hình sự và các biện pháp quản lý biên giới, hiện nay việc bảo hộ tập trung vào các biện pháp xử lý chung chỉ áp dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Thẩm quyền xử lý liên quan đến sở hữu trí tuệ được cấp cho nhiều cơ quan khác nhau bao gồm Tòa án, Thanh tra Nhà nước, Cơ quan quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp15.

Biện pháp tự bảo vệ

Đối với các chủ thể nhãn hiệu nổi tiếng cũng như các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp bảo hộ đầu tiên luôn là tự bảo vệ. Trước khi áp dụng các biện pháp pháp lý, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tự đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích từ nhãn hiệu của mình. Pháp luật cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo vệ các lợi ích của mình bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi tỏ ra ít hiệu quả do chủ thể có quyền sở hữu thường khó có quyền yêu cầu đủ lớn để khiến bên vi phạm e dè hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm. Do đó các biện pháp tố tụng như khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biện pháp tối ưu và sau cùng nhằm ngăn chặn và chấm dứt các hành vi xâm phạm; Theo đó, đối với các biện pháp ngăn chặn xâm phạm bằng tố tụng chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đưa vụ

22

kiện ra cơ quan có thẩm quyền thông qua khởi kiện hành chính, khởi kiện dân sự hoặc thông qua thủ tục tố tụng hình sự.

Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được xem là biện pháp chủ yếu để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Hầu hết các vụ kiếu nại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền trong đó chỉ khá ít các vụ kiếu nại được giải quyết bằng tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính dường như hiệu quả hơn so với các biện pháp xử lý vi phạm khác, chủ thể vi phạm sẽ được cơ quan xử lý ngay tại chỗ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì cơ quan hành chính thường không chuyên xử lý các vụ việc sở hữu trí tuệ; đặc biệt là đối với các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng vì tính phức tạp về pháp lý và trên thực tế liên quan đến việc xác định một liệu nhãn hiệu có nổi tiếng hay không. Việc hạn chế thông tin kiến thưc hoặc kinh nghiệm này tác động đáng kể đến kết quả của quá trình giải quyết và qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Ngoài ra, thủ tục hành chính phức tạp hơn so với các thủ tục khác có một khía cạnh hạn chế nữa đó là các chế tài hoặc biện pháp xử phạt mà có thể được áp dụng trong khởi kiện hành chính không phù hợp với các tổn thất hoặc thiệt hại do vi phạm gây ra. Đặc biệt, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, giá trị tổn thất có thể rất lớn.

Biện pháp dân sự

Khởi kiện dân sự đối với chủ thể quyền đối với nhãn hiệu, về lý thuyết nên được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 được thông qua. Tuy nhiên, dù có những hạn chế trong việc áp dụng các thủ tục và các biện pháp khắc phục hành chính để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm nhãn hiệu vẫn được xem là hữu hiệu hơn biện pháp nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa. Tuy có một số vụ kiện được đưa ra tòa nhưng phần lớn các vụ kiện được xử lý bởi cơ quan thi xử lý vi phạm hành chính. Việc này xuất phát từ nhiều lý do nhưng nhằm ngăn chặn được lo ngại của các bên liên quan đến khả năng xét xử. Dù các năm qua khả năng xét xử các vụ việc liên quan xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và

23

nhãn hiệu nói riêng của Tòa án đã tiến bộ rất nhiều nhưng vẫn do vẫn lthiếu hụt về thủ tục tố tụng và biện pháp khắc phục, năng lực và kinh nghiệm hạn chế của thẩm phán giải quyết các vụ việc về nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ làm suy giảm việc khuyến khích xử lý vi phạm bằng thủ tục dân sự. Một lý do khác nữa có thể phát sinh từ tập quán lâu đời, đó là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thường đưa vụ kiện vi phạm ra giải quyết tại các cơ quan hành chính hơn là đưa ra tòa án.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu sản phẩm sơn của hai hãng Nippon Paint VN và Imperial Chemical Industries (ICI) là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu có yếu tố nổi tiếng điển hình. Tranh chấp xảy ra từ tháng 5/2001. Hai nhãn hiệu tranh chấp là “SUPER MAXILITE” gắn trên sản phẩm sơn trong nhà của ICI (một hãng hóa chất lớn của Anh hoạt động tại Việt Nam), với nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” gắn trên sản phẩm của Nippon Paint VN – doanh nghiệp có 100% vốn của Singapore. Từ khiếu nại của ICI đến Cục Sở hữu công nghiệp16 và viện dẫn rằng SUPER MAXILITE đã được xem là nhãn hiệu nổi tiếng thế giới trong một thời gian dài vì nhãn hiệu này đã được đăng ký và công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia và đã đăng ký tại Việt Nam từ cuối năm 1977 (chỉ khác ký tự X). Nhãn hiệu SUPER MAXILITEX thuộc sở hữu của bị đơn đã được đăng ký và sử dụng bởi Công ty TNHH Sơn Nippon Việt Nam đối với sản phẩm tương tự. Qua giám định nghi vấn của ICI ngày 28/5/2001 của Cục Sở hữu công nghiệp đã ban hành Công văn thông báo số 3152/ĐK từ chối từng phần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Nippon Paint VN và đã khẳng định Nippon phạm luật, và yêu cầu công ty này chấm dứt vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường sau đó đã xử phạt các đại lý của Nippon còn bán sản phẩm này.

Công ty TNHH Sơn Nippon Việt Nam đã khiếu nại lên Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường17 đối với Quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp. Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã khẳng định phát hiện vi phạm và bác khiếu nại này. Tháng 5/2004, Nippon Paint VN gởi đơn kiện Cục Sở hữu trí tuệ ra Tòa hành chính TAND Hà Nội với đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 3152/ĐK, buộc Cục tiếp tục xem xét cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tổng thể Nippon Paint Super Maxilitex. Tháng 8/2004, vụ việc được đưa ra xét xử. TAND Hà Nội bác đơn khởi kiện của Nippon Paint VN, giữ nguyên quyết định 3152/ĐK với nhận xét nhãn hiệu Super Maxilitex mà Nippon Paint VN xin đăng ký bảo hộ đã xâm phạm đến nhãn

16 Nay là Cục Sở hữu trí tuệ

24

hiệu của ICI. Việc Cục ban hành quyết định 3152/ĐK từ chối từng phần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Cục là đúng chức năng và có cơ sở. Tiếp đó, Nippon Paint VN không đồng ý với phán quyết của Tòa hành chính TAND Hà Nội và đã gởi kháng cáo lên TAND Tối cao. Sáng 24/2/2005, phiên phúc thẩm đã được mở, sau gần 2 tiếng nghe các bên trình bày, đại diện Viện Kiểm sát duy trì công tố đã đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm. Cuối cùng, TAND Tối cao tuyên bác kháng cáo của nguyên đơn.

Thực tiễn thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho thấy có rất ít các khiếu nại và/hoặc vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng được đưa ra tòa án các cấp. Hầu hết các quyết định liên quan đến các vụ kiện đó được giải quyết thông qua con đường hành chính bởi cơ chế giải quyết khiếu nại của Cục SHTT, thông thường là thông qua các thủ tục thu hồi, hủy bỏ đăng ký hoặc hủy bỏ hiệu lực các giấy chứng nhận.

Biện pháp hình sự

Ngoài ra, trong một số trường hợp, hành vi vi phạm nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng có thể bị xử phạt bằng các chế tài hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Mới đây nhất là vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Công ty CP tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam đối với nhãn hiệu BIA SAIGON của Sabeco18. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam (trụ sở TP.HCM) hợp tác với cơ sở sản xuất bia BiVa để sản xuất bia mang nhãn hiệu Bia Sài Gòn Việt Nam bán ra thị trường với quy mô thương mại, có kiểu dáng, nhãn hiệu sản phẩm có khả năng trùng và tương tự gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa đối với nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Cụ thể, căn cứ đơn đề nghị của chủ thể quyền và hồ sơ kèm theo, ngày 23-6-2020, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra đột xuất đối với cơ sở sản xuất bia BiVa - địa chỉ ấp Bắc 2, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Vũ Tuấn Châu làm chủ cơ sở. Qua kiểm tra phát hiện tại cơ sở có 4.712 thùng bia BIA SAIGON VIETNAM thành phẩm, 116.700 vỏ lon bia (loại 330ml) và 3.300 vỏ thùng cactông

18 Quyết định số85/QĐKTVA-CSKT, khởi tố vụ án hình sự "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" xảy ra ngày 23-6-2020 đối với đối với BIA SAIGON VIETNAM

25

có dấu hiệu xâm phạm quyền đã được bảo hộ của Sabeco và đã chuyển giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.19

Nói chung, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu nổi tiếng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống pháp luật này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, hài hòa với các chuẩn mực pháp lý quốc tế cũng như pháp luật của các nước. Hệ thống này không chỉ đóng vai trò quyết định trong việc bảo hộ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế của Việt Nam. Điều này có được là do những nỗ lực đáng ghi nhận của bộ máy các cơ quan lập pháp và hoạch định chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)