Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.3 Các trường hợp được xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 74 Luật SHTT. Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang NHNT hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của NHNT. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là "trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với NHNT. Khắc phục điều này, điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 105/2006 NĐ-CP có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với NHNT, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang NHNT nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu NHNT. Vụ kiện Vereinigte Papierwerke Co. (Germany) và Cơ sở Tam Hữu (Việt Nam) năm 1999 là điển hình về việc chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc đối phương

13 Aspirin là loại nhãn hiệu vốn có chức năng nhãn hiệu tại thời điểm nộp đơn nhưng đã trở thành tên gọi

thông thường của các loại thuốc có chức năng giảm đau vì nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là nó được sử

dụng tràn lan và rộng rãi mà công ty sở hữu quyền bảo hộlà Bayer (Đức) không thểngăn chặn được do đó đã

19

đã đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu

của mình. Theo đó nhãn hiệu “TEMPO” thuộc nhóm 16 Giấy và các sản phẩm làm từ giấy, giấy mỏng dùng để lau có số đơn4-1995-22614, của Vereinigte Papierwerke Co. (VPC) bị xâm phạm khi Cơ sở Tam Hữu đã đăng ký nhãn hiệu

“TENPO” đơn số 4-1993-15574 năm 1993 và “TEMPO”

đơn số 4-1994-20830 năm 1994 cùng cho nhóm 16 Khăn giấy tại Cục SHTT trước khi VPC nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “TEMPO” vào năm 1995. VPC đã nộp hồ sơ khiếu nại trên cơ sở Điều 6bis Công Ước Paris và Điều 792 Bộ Luật Dân Sự năm 1995 viện dẫn rằng (1) “TEMPO” là nhãn hiệu nổi tiếng của VPC và Procter & Gamble Manufacturing GMBH và (2) Cơ sở Tam Hữu đã hành động không lành mạnh khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “TEMPO” đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự. Sau khi xem xét chứng cứ của vụ kiện cũng như lập luận của VPC, Cục SHTT đã quyết định cho phép khiếu nại đối với nhãn hiệu “TEMPO” thuộc nhóm 16 và 25, “TENPO” và “TINPO” thuộc nhóm 16, và ra quyết định hủy bỏ đăng ký của Tam Hữu. Từ vụ việc có thể thấy rằng, chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cũng giống như đối với nhãn hiệu thông thường. Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ NHNT (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, các ví dụ sau sẽ minh họa rõ hơn: nhãn hiệu “COVERSYL” của Biofarma14 và nhãn hiệu xâm phạm CAVERSYL của Công ty dược phẩm SHINPOONG DAEWOO Việt Nam có dấu hiệu tương tự chỉ khác chữ cái “A”, Công ty Liên doanh Phú Thọ. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt

20

chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng ký, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Có thể thấy việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề vi phạm NHNT ngày càng được hoàn thiện hơn trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình thực thi, cũng như thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể và dễ dàng áp dụng hơn trong thực tiễn.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã giới thiệu khái quát khái niệm , đặc điểm và lịch sử hình thành nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Là tiền đề giúp làm rõ thực trạng quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay thông qua các căn cứ xác lập quyền, mô tả đối tượng, chủ thể, các cơ chế bảo hộ cũng như thời hạn được bảo hộ, các ví dụ điển hình về trường hợp vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong các năm qua.

Trong chương tiếp theo của báo cáo thực tập sẽ đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và qua đó mô tả các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

21

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng

2.1.1 Tình hình thực thi quy định về nhãn hiệu nổi tiếng và giải quyết vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ta trong những năm gần đây hiệu nổi tiếng ở nước ta trong những năm gần đây

Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về nhãn hiệu vẫn còn hạn chế và chưa hoàn thiện. Các quy định trước đây về thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhìn chung được xem còn chưa cụ thể trong số nhiều quy định pháp luật khác nhau. Lần đầu tiên các điều khoản chưa cụ thể và tổng hợp được tập hợp, sửa đổi trong một phần riêng (Phần V- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ). Với các quy định trước đây việc bảo hộ bao gồm hành chính, dân sự, hình sự và các biện pháp quản lý biên giới, hiện nay việc bảo hộ tập trung vào các biện pháp xử lý chung chỉ áp dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ. Thẩm quyền xử lý liên quan đến sở hữu trí tuệ được cấp cho nhiều cơ quan khác nhau bao gồm Tòa án, Thanh tra Nhà nước, Cơ quan quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp15.

Biện pháp tự bảo vệ

Đối với các chủ thể nhãn hiệu nổi tiếng cũng như các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp bảo hộ đầu tiên luôn là tự bảo vệ. Trước khi áp dụng các biện pháp pháp lý, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải tự đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích từ nhãn hiệu của mình. Pháp luật cho phép chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo vệ các lợi ích của mình bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, biện pháp này đôi khi tỏ ra ít hiệu quả do chủ thể có quyền sở hữu thường khó có quyền yêu cầu đủ lớn để khiến bên vi phạm e dè hoặc chấm dứt hành vi xâm phạm. Do đó các biện pháp tố tụng như khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biện pháp tối ưu và sau cùng nhằm ngăn chặn và chấm dứt các hành vi xâm phạm; Theo đó, đối với các biện pháp ngăn chặn xâm phạm bằng tố tụng chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đưa vụ

22

kiện ra cơ quan có thẩm quyền thông qua khởi kiện hành chính, khởi kiện dân sự hoặc thông qua thủ tục tố tụng hình sự.

Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được xem là biện pháp chủ yếu để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Hầu hết các vụ kiếu nại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền trong đó chỉ khá ít các vụ kiếu nại được giải quyết bằng tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính dường như hiệu quả hơn so với các biện pháp xử lý vi phạm khác, chủ thể vi phạm sẽ được cơ quan xử lý ngay tại chỗ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì cơ quan hành chính thường không chuyên xử lý các vụ việc sở hữu trí tuệ; đặc biệt là đối với các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng vì tính phức tạp về pháp lý và trên thực tế liên quan đến việc xác định một liệu nhãn hiệu có nổi tiếng hay không. Việc hạn chế thông tin kiến thưc hoặc kinh nghiệm này tác động đáng kể đến kết quả của quá trình giải quyết và qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Ngoài ra, thủ tục hành chính phức tạp hơn so với các thủ tục khác có một khía cạnh hạn chế nữa đó là các chế tài hoặc biện pháp xử phạt mà có thể được áp dụng trong khởi kiện hành chính không phù hợp với các tổn thất hoặc thiệt hại do vi phạm gây ra. Đặc biệt, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, giá trị tổn thất có thể rất lớn.

Biện pháp dân sự

Khởi kiện dân sự đối với chủ thể quyền đối với nhãn hiệu, về lý thuyết nên được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 được thông qua. Tuy nhiên, dù có những hạn chế trong việc áp dụng các thủ tục và các biện pháp khắc phục hành chính để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm nhãn hiệu vẫn được xem là hữu hiệu hơn biện pháp nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa. Tuy có một số vụ kiện được đưa ra tòa nhưng phần lớn các vụ kiện được xử lý bởi cơ quan thi xử lý vi phạm hành chính. Việc này xuất phát từ nhiều lý do nhưng nhằm ngăn chặn được lo ngại của các bên liên quan đến khả năng xét xử. Dù các năm qua khả năng xét xử các vụ việc liên quan xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và

23

nhãn hiệu nói riêng của Tòa án đã tiến bộ rất nhiều nhưng vẫn do vẫn lthiếu hụt về thủ tục tố tụng và biện pháp khắc phục, năng lực và kinh nghiệm hạn chế của thẩm phán giải quyết các vụ việc về nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ làm suy giảm việc khuyến khích xử lý vi phạm bằng thủ tục dân sự. Một lý do khác nữa có thể phát sinh từ tập quán lâu đời, đó là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thường đưa vụ kiện vi phạm ra giải quyết tại các cơ quan hành chính hơn là đưa ra tòa án.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu sản phẩm sơn của hai hãng Nippon Paint VN và Imperial Chemical Industries (ICI) là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu có yếu tố nổi tiếng điển hình. Tranh chấp xảy ra từ tháng 5/2001. Hai nhãn hiệu tranh chấp là “SUPER MAXILITE” gắn trên sản phẩm sơn trong nhà của ICI (một hãng hóa chất lớn của Anh hoạt động tại Việt Nam), với nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” gắn trên sản phẩm của Nippon Paint VN – doanh nghiệp có 100% vốn của Singapore. Từ khiếu nại của ICI đến Cục Sở hữu công nghiệp16 và viện dẫn rằng SUPER MAXILITE đã được xem là nhãn hiệu nổi tiếng thế giới trong một thời gian dài vì nhãn hiệu này đã được đăng ký và công nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia và đã đăng ký tại Việt Nam từ cuối năm 1977 (chỉ khác ký tự X). Nhãn hiệu SUPER MAXILITEX thuộc sở hữu của bị đơn đã được đăng ký và sử dụng bởi Công ty TNHH Sơn Nippon Việt Nam đối với sản phẩm tương tự. Qua giám định nghi vấn của ICI ngày 28/5/2001 của Cục Sở hữu công nghiệp đã ban hành Công văn thông báo số 3152/ĐK từ chối từng phần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Nippon Paint VN và đã khẳng định Nippon phạm luật, và yêu cầu công ty này chấm dứt vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường sau đó đã xử phạt các đại lý của Nippon còn bán sản phẩm này.

Công ty TNHH Sơn Nippon Việt Nam đã khiếu nại lên Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường17 đối với Quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp. Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã khẳng định phát hiện vi phạm và bác khiếu nại này. Tháng 5/2004, Nippon Paint VN gởi đơn kiện Cục Sở hữu trí tuệ ra Tòa hành chính TAND Hà Nội với đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 3152/ĐK, buộc Cục tiếp tục xem xét cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tổng thể Nippon Paint Super Maxilitex. Tháng 8/2004, vụ việc được đưa ra xét xử. TAND Hà Nội bác đơn khởi

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 29)