5. Kết cấu của đề tài
2.1.2 Đánh giá chung trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết xâm phạm
hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng đang đạt được những thành tựu bước đầu. Với hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, hài hòa với các chuẩn mực pháp lý quốc tế và pháp luật của các nước trên thế giới. Vai trò của hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ đóng góp vai trò quyết định trong việc bảo hộ một cách có hiệu quả các quyền và lợi ích của chủ nhãn hiệu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ như hiện nay, làn sóng các nhãn hiệu có tên tuổi ngày càng đổ bộ vào Việt Nam mạnh mẽ. Điều này có được là do những nổ lực đáng ghi nhận của bộ máy các cơ quan lập pháp và hoạch định chính sách của Việt Nam. Kể từ khi “mở cửa” từ năm 1986 đã mở ra một tiến trình phát triển mới cho nền kinh tế bằng cách hội nhập nền kinh tế trong khu vực và toàn cầu cũng như tạo vị thế mới cho nền kinh tế Việt Nam trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và tốt hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO trong năm 2007. Sự đổi mới này đã đem lại bước tiến đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, đặc biệt là cho lĩnh vực thương mại. Từ lúc đầu của quá trình này, thị trường Việt Nam đã tích cực tham gia vào thị trường các nước trên thế giới. Từ đó, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước, tạo ra những khoản đầu tư vốn lớn. Nguồn vốn này bao gồm cả giá trị quyền sở hữu trí tuệ nói chung và những nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Từ năm 1989 khi Việt Nam trở
19 Theo trang chủ BộCông thương http://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/khoi-to-vu-an- xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-%C4%91oi-voi-bia-saigon-vietnam-20474-2801.html
26
thành thành viên của Công Ước Paris. Tuy nhiên, cho đến năm 1996 mới chỉ có một số lượng hạn chế các quy định pháp luật cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng được ban hành trong Nghị Định 63/CP.329 Vào thời điểm đó, các quy định trong Nghị Định 63/CP hầu như không phù hợp với Điều 6bis của Công Ước Paris vốn được coi là nguồn pháp lý duy nhất về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở phạm vi toàn cầu. Các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện thông qua việc ban hành Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kết hợp các quy định cụ thể quy định trong các nguồn pháp lý này đã tạo ra một chế độ pháp lý vững chắc điều chỉnh sự bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng. Những thành tựu về lập pháp của Việt Nam đều quan trọng khi so sánh với các hệ thống pháp luật khác, đặc biệt là với những thành tựu về lập pháp của Liên Minh Châu Âu. Những khoảng cách pháp lý giữa Việt Nam và các nước khác đã được thu hẹp dần. Điều này xuất phát từ sự nỗ lực to lớn của Chính Phủ Việt Nam để hội nhập Việt Nam với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Các vấn đề về nhãn hiệu nổi tiếng đã xuất hiện từ trước khi có khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ví dụ điển hình là các vụ kiện “Pizza Hut”, “McDonald” giải quyết vào các năm 1993, 1992. Việc thực thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được đẩy mạnh kể từ khi BLDS 1995 ra đời với các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cùng với Nghị định 63/CP với các vụ việc được xử lý như vụ kiện TEMPO năm 1996, vụ kiện DUXIL, và vụ kiện SUPER MAXILITE trong năm 2001,...Sự đột phá đến từ năm 2005 khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn Luật này và các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009 và 2019 để phù hợp với thực tiễn xã hội. Mặc dù vẫn còn hạn chế một số mặt trong quá khứ về thông tin cũng như kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, vẫn còn không thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong việc đưa ra quyết định nhưng tổng thể có thể thấy sự thành công bước đầu của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua việc xử lý và ghi nhận những vụ kiện quan trọng có liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Ở các vụ việc này, vai trò của Tòa án trong việc xử lý các quyết định của cơ quan chức năng trước đó được phát huy, và các phán quyết từ Tòa đã cho thấy khả năng hiểu biết và điều tra kỹ lưỡng của mình. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng như vụ X-Men năm 2006, vụ kiện CAMEL năm 2009, và vụ việc mới đây đối với BIA SAIGON 2020 khi cơ quan quản lý thị trường phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ và Công an Tp. Vũng Tàu đã phát hiện và khởi tố hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam.
27
Đây được coi là điểm khích lệ cho hệ thống nhãn hiệu tại Việt Nam khi mà trường hợp Tòa án ngày càng tham gia giải quyết nhiều hơn các vụ kiện liên quan nhãn hiệu nổi tiếng. Các cơ chế về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam không chỉ thành công về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp mà còn nhận được sự hỗ trợ từ những kết quả rút ra phát triển kinh tế - kĩ thuật, xã hội, nhận thức từ người dân, doanh nghiệp trong việc bảo hộ các sản phẩm trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Việc điều kiện kinh tế - kỹ thuật, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, điều này bao gồm việc các cải thiện về cấp giáo dục phổ cập cũng như sự nhận thức về luật sở hữu trí tuệ của công chúng. Mức độ nhận thức của cộng đồng, các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến nhãn hiệu nổi tiếng và tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong tình hình kinh tế quốc gia hiện nay đã thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua. Hiện nay, cá nhân biết nhiều hơn về nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này hỗ trợ các cá nhân trong việc đưa ra các quyết định mua hàng đối với sản phẩm gắn liền với những nhãn hiệu này. Hiện nay, các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò và giá trị của nhãn hiệu nổi tiếng làm cho các doanh nghiệp đánh giá nhu cầu tôn trọng những nhãn hiệu nổi tiếng của các doanh nghiệp khác và hoạch định những chiến lược cụ thể để xây dựng những nhãn hiệu nổi tiếng của riêng họ. Không như những năm trước, kể từ mười năm trở lại đây, các cá nhân doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng và ngay khi các sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chưa tung ra thị trường, có cả doanh nghiệp vừa đăng ký thành lập doanh nghiệp đã đăng ký nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu của mình.
Bảng thể hiện sốlượng đơn đăng ký nhãn hiệu từnăm 2009 - 201920
20Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệnăm 2019 của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ, trang 51.
28
Việc phát triển các kênh truyền thông tạo những kết nối hiệu quả giữa người tiêu dùng và những nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi. Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng 4G và 5G các trang thương mại điện tử trực tuyến như Amazon, eBay, Alibaba, Tiki, Shopee,… mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo, Gapo,… cùng sự lớn mạnh của phương thức giao hàng trực tuyến giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu của các sản phẩm, dịch vụ bất cứ lúc nào và dễ dàng, cũng từ các phương tiện xã hội này người tiêu dùng có thể nhận biết rõ hơn các sản phẩm đạo, nhái, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, các doanh nghiệp “chính hãng” cũng dễ dàng phát hiện các dấu hiệu xâm phạm này và cơ quan chức năng có thể tuyên truyền pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với các kênh truyền thông cổ điển. Hệ thống hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã được xây dựng và phát triển với việc thành lập ngày càng nhiều đại diện sở hữu công nghiệp và các công ty luật giải quyết các vấn đề sở hữu trí tuệ giúp ích rất nhiều cho cá nhân, tổ chức muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như nhãn hiệu nổi tiếng của mình. Các vụ kiện nêu trên đây được coi là bằng chứng về việc hầu hết các bên chủ nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm đều thông qua sự hỗ trợ của đại diện Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng bao gồm sự tham gia của các cơ quan đánh giá chuyên môn, cơ quan báo chí, cơ quan thông tấn xã, tổ chức xã hội và nghiệp đoàn thương mại. Trong trường hợp các bên này tham gia các thủ tục tư pháp và hành chính liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ giúp các cơ quan đưa ra những quyết định đúng và hợp lý trong các tình tiết của mỗi vụ kiện cụ thể trong tương lai.
Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận vào sự thật rằng hệ thống pháp luật quy định về nhãn hiệu nổi tiếng vẫn còn đang rất hạn chế, chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định vẫn còn khá chung chung, các cơ quan nhà nước vẫn còn chưa tập trung đối với vấn đề này mặc dù các quy định quốc tế cũng như trên thế giới vẫn được nội luật hóa vào trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan, tuy nhiên tới nay vẫn chưa nhìn thấy một công bố nào về công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Ở cấp độ vĩ mô, Chính Phủ cần phải đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng. Trên bình diện thực tế cho thấy Chính Phủ là cơ quan có thẩm quyền không chỉ chịu trách nhiệm giải thích và áp dụng các quy định pháp luật mà còn chịu trách nhiệm trang bị và bảo đảm trên mọi phương diện các điều kiện cần thiết cho hoạt động của hệ thống nhãn hiệu. Kể từ khi “mở cửa hội nhập” đến nay những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam trong cải cách và nâng cao hệ thống pháp luật về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất đáng ghi nhận. Những kết quả đạt được trong cả mặt lập pháp và hành pháp trong hệ thống nhãn hiệu là rất quan trọng. Tuy
29
nhiên, những nỗ lực và kết quả này dường như tập trung vào hình thức nhiều hơn là nội dung. Để đạt được những kết quả cao hơn trên thực tế, những cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam cần sự chú trọng nhiều hơn của Chính Phủ thông qua những kế hoạch, chiến lược cụ thể rõ ràng để nâng cao và phát triển hệ thống đối với việc bảo hộ nhãn hiệu và nâng cao chế độ pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Đây thực sự là một mũi nhọn gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội do các sản phẩm vật chất mỗi ngày đều được sáng tạo mới, song song với tiến trình “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” của đất nước. Nhìn lại tổng thể các quy định của pháp luật quy định đối với đối tượng nhãn hiệu nổi tiếng vẫn còn thiếu những quy định mang tính chất cụ thể, với nhu cầu thực tiễn như hiện nay các quy định được sử dụng nhằm bảo hộ nhãn hiệu cũng như nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 kể cả khi đã sửa đổi, bổ sung qua các năm 2009, 2019 và các văn bản pháp luật liên quan hầu như còn mờ nhạt và khá khó áp dụng thực tế hiệu quả. Các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng nêu tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là các quy định ít ỏi được xem là “cái áo” nhằm giải thích rõ hơn “cái sườn” là khoản 20 Điều 4, dù vậy, các tiêu chí này vẫn cảm nhận là khá chủ quan thiên về các yếu tố định tính hơn là định lượng cụ thể và chi tiết. Việc chồng chéo và không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền khác nhau sẽ khó xác định thẩm quyền giải quyết chính xác những vụ việc tranh chấp liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các vụ việc thực tế khá ít được đưa ra giải quyết tại Tòa án mà đa phần là cơ quan hành chính, điều này thể hiện vị trí và vai trò của tòa án chưa thực sự xứng tầm. Có thể hiểu vai trò hạn chế của Tòa án trong các vụ việc xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là do kinh nghiệm thực tế vẫn còn ít và kiến thức chuyên môn của cán bộ, chuyên viên phụ trách là rào cản trong quá trình giải quyết các vụ kiện phức tạp đòi hỏi tính chuyên môn sâu cùng kiến thức rộng. Còn đối với người dân, kiến thức chung về quyền sở hữu trí tuệ cũng như ý thức tôn trọng sản phẩm trí tuệ của người khác trong đại bộ phận công chúng hiện nay ở Việt Nam còn khá thấp. Các chủ sở hữu nhãn hiệu hiện nay cũng không có nền tảng hoặc sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về quyền của họ trong việc bảo hộ nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng, phí và lệ phí cho một đơn đăng ký nhãn hiệu với một nhóm sản phẩm/ dịch vụ rơi vào tầm 1.800.000đ, thời gian để được cấp bằng theo quy định là tầm 14 tháng nhưng theo thực tế khoảng 18 – 24 tháng21, do đó để một cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình là điều khá cân nhắc và thực tế là các đối tượng này thường bỏ qua bảo hộ nhãn hiệu của mình. Tuy vậy, sau khi được cấp bảo hộ nhãn hiệu hầu hết chủ sở hữu nhãn hiệu đặt hết niềm tin vào
21Thông tư 262/2016/TT-BTC quy định mức thu, chếđộ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
30
các cơ quan mà hầu như không cố gắng giải quyết các vấn đề nếu bị xâm phạm nhãn hiệu bởi một bên khác. Mặc khác, trong hầu hết các vụ kiện liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thì việc xâm phạm thường xuyên xảy ra do bên xâm phạm không có thông tin về nhãn hiệu nổi tiếng hoặc về danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc các nguyên tắc pháp luật liên quan đến việc bảo hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng. Họ thường không phân biệt được sự khác biệt giữa các yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và bảo hộ nhãn hiệu thông thường và cũng do sự cẩu thả trong quá trình chọn tên nhãn hiệu của mình. Dĩ nhiên, loại trừ các trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu cố ý xâm phạm đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu xâm phạm với dụng ý xấu.