Cơ chế bảo hộ và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 26 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2 Cơ chế bảo hộ và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng là một quan hệ pháp luật về sở hữu, nó cũng giống như các quan hệ sở hữu khác, phát sinh khi có căn cứ pháp lý nhất định. Cho nên vì vậy, mặc dù một nhãn hiệu đã có mặt trên thị trường trong khoảng thời gian dài, được người tiêu dùng tin cậy, đáp ứng các yêu cầu đối với một nhãn hiệu nổi tiếng nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bảo hộ thì vẫn chưa được xem là nhãn hiệu nổi tiếng.

Việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, bao gồm bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế, bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và bảo hộ không qua đăng ký. Là thành viên của Công ước Paris, hiệp định TRIPS… Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế này về việc bảo hộ NHNT. Cũng như pháp luật Châu Âu, Việt Nam cũng đã nội luật hóa một số quy định của các điều ước quốc tế, như việc xác định khái niệm NHNT dựa trên Công ước Paris 1883, bảo hộ trên cơ sở công nhận không qua đăng ký hay việc bảo hộ tăng cường theo hiệp định TRIPs. Tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 63/CP đã quy định về những quyền sở hữu công nghiệp cụ thể phát sinh đối với nhãn hiệu nổi tiếng trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 122/2010/NĐ-CP) “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký”. Khác biệt giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi

16

tiếng về cơ chế bảo hộ được thể hiện qua việc một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ với điều kiện là nhãn hiệu đó được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký như đối với các nhãn hiệu thông thường khác. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu nổi tiếng không thực hiện thủ tục đăng ký mà được mặc nhiên xem là nổi tiếng, việc công nhận một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không được công nhận gián tiếp từ phán quyết của Tòa án hoặc phải được cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) quyết định. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường rất nhiều và bao trùm lên cả các hàng hóa, dịch vụ không cùng loại. Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ, dịch vụ không cùng loại, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng (Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của mình, kể cả trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa, dịch vụ không trùng hoặc không tương tự. Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 cũng đề cập đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng12. Theo đó, một nhãn hiệu mới sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng về hàng hóa, dịch vụ bị trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này khác với cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu thông thường ở chỗ chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các hàng hóa, nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự, trùng gây nhầm lẫn. Theo pháp luật Việt Nam, sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn sẽ được xác lập nếu hình thức, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa thể hiện của dấu hiệu nhãn hiệu trong quá trình xem xét và dấu hiệu đối chứng là gần giống như nhau đến nỗi người tiêu dùng tin rằng đó là cùng một nhãn hiệu nhau hoặc có cùng nguồn gốc hoặc nhãn hiệu được thẩm định chỉ là bản dịch từ nhãn hiệu nổi tiếng. Còn đối với nhãn hiệu thông thường hành vi xâm phạm cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho các sản phẩm khác loại, nói cách khác nếu nhãn hiệu bị trùng, tương tự nhưng đăng ký ở các nhóm sản phẩm khác với nhãn hiệu đối chứng thì đều có thể được bảo hộ. Ngoài ra, chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước

17

có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống lại các hành vi như: sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng; sử dụng dấu hiệu dưới dạng định nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: Về thời hạn bảo hộ trước khi Luật SHTT 2005 ra đời pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu loại này một ưu đãi đặc biệt. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng quy định tại Nghị định 63/CP 1996 được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP, điều này nhận thấy là đi ngược lại với nguyên tắc bảo hộ với điều kiện sử dụng liên tục của nhãn hiệu vì suy cho cùng nhãn hiệu nổi tiếng cũng xuất phát từ nhãn hiệu thông thường và quy định này xem ra gần như triệt tiêu các nhãn hiệu tương tự/ trùng với nhãn hiệu nổi tiếng nếu như nhãn hiệu nổi tiếng không còn xuất hiện hoặc kinh doanh trên thị trường trong một quãng thời gian dài sau này. Hiện nay, trong các văn bản mới như Luật SHTT 2005 hay Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp… không quy định cụ thể. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tế thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thì thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là vô thời hạn, cho đến khi nhãn hiệu đó vẫn tồn tại và được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không được sử dụng liên tục hoặc, và không còn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu). Ở Hoa Kỳ, thậm chí còn có Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) vào năm 1995. Đạo luật này có những quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, các yếu tố để xác định một nhãn hiệu là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ “sự lu mờ” (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên

18

thuốc ASPIRIN13. Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam hiện nay chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.

Một phần của tài liệu baohonhanhieunoitieng_compressed (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)