7. Kết cấu của đề tài
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong
trong hệ thống chính trị
1.1.3.1. Đặc điểm của cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
Thứ nhất, những mặt tích cực
Phụ nữ LĐQL có kỹ năng giao tiếp tốt, quyết định trực giác, làm việc nhiệt tình, tạo ra môi trường làm việc tốt và quan tâm tới nhân viên. Phụ nữ làm LĐQL có rất nhiều lợi thế, nhất là đối với phụ nữ trí thức bởi họ có tư duy mạch lạc, chặt chẽ nên khi quyết định thường dựa trên những căn cứ, cơ sở rõ ràng. Xét về đặc điểm tâm lý, khí chất, phụ nữ cũng không có sự cực đoan và những phản ứng dữ dội đến mức không kiềm chế và không kiểm soát được ý thức hành vi nên nữ tính là một thuận lợi cho sự hình thành và biểu lộ văn hóa chính trị của phụ nữ, của các nhà quản lý, lãnh đạo trong giới nữ bởi nói tới hoạt động chính trường là nói tới quyền lực, địa vị.
Giới nữ có tính kiên trì, thuyết phục, thận trọng, tiết kiệm và có tinh thần trách nhiệm cao, ít sai phạm nên “Phụ nữ là nhân tố làm lành mạnh hóa chính trị và xã hội”. Tính đoàn kết tăng lên, dân chủ hóa tăng lên, chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Phụ nữ quản lý tài chính rất công minh chính trực. Hiệu quả giải quyết các xung đột xã hội cũng tốt hơn. Phụ nữ nếu làm cùng một công việc, đặt đúng vị trí, thì phụ nữ phát huy có khi còn tốt hơn nam
giới, do phụ nữ có tính thuyết phục cao hơn, chu đáo hơn. Ở vị trí lãnh đạo, việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nữ có ưu trội hơn, nhưng ở vị trí chỉ huy như ra trận, cần sự xông xáo, quyết đoán thì nam ưu trội hơn. Thế mạnh của cán bộ nữ LĐQL là tính kiên trì, thuyết phục, vận động quần chúng hiệu quả. Triển khai kế hoạch cụ thể, chi tiết và chu đáo. Tham gia LĐQL vừa là dịp thử thách năng lực, phẩm chất của người phụ nữ, vừa là cơ hội tốt cho sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ. Nhờ đó, từng bước tiến của phụ nữ trong hoạt động chính trị sẽ là từng bước thúc đẩy quá trình giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam - nữ. Đó là mặt tích cực, mặt thuận của đối tượng được xem xét.
Thứ hai, những hạn chế
Trong việc tham gia LĐQL, phụ nữ do nhiều lý do, nguyên nhân cũng có những mặt hạn chế, những khó khăn, những yếu tố nghịch. Điều đó biểu hiện ở một số điểm sau: Phụ nữ có những hạn chế về thể lực và do đó là hạn chế về sức chịu đựng những căng thẳng của hoạt động chính trị (hoạt động LĐQL). Tính quyết đoán mạnh mẽ trong những trường hợp cần thiết thì khả năng đáp ứng của nữ LĐQL nhiều khi không theo kịp.
Dù ở đỉnh cao quyền lực hay giữ những cương vị, trọng trách lớn, phụ nữ cũng không thể sao nhãng thiên chức làm vợ, làm mẹ cũng như chăm lo đời sống gia đình - đây là nét đặc trưng của người phụ nữ Á Đông nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Khác với nam giới, những đặc trưng nữ tính cẩn trọng, chu đáo, kiên trì chịu đựng, có tính thuyết phục cao... rất dễ thu phục được quần chúng, song nữ giới có một số hạn chế như thiếu tầm nhìn chiến lược cơ bản, lâu dài.
1.1.3.2. Vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
Lãnh đạo là sự đại diện cho lợi ích và tiếng nói của mọi giai cấp, tầng lớp, và giới tính. Đại diện chính thức là những người trở thành lãnh đạo do họ
được bầu hoặc bổ nhiệm vào một vị trí lãnh đạo, quản lý cụ thể trong HTCT theo đúng quy trình, thủ tục, luật pháp quy định. Những người lãnh đạo được bầu hoặc được bổ nhiệm như thế sẽ trở thành những người đại diện chính thức cho những người bầu ra họ hoặc đại diện chính thức cho tổ chức mà họ được bổ nhiệm. Do vậy, thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong HTCT có tầm quan trọng to lớn vì một số lý do căn bản sau:
Thứ nhất, sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong HTCT có vai trò quan trọng vì đó chính là việc khẳng định trên thực tế vấn đề của quyền bình đẳng và công bằng về sự đại diện chính trị, đảm bảo lợi ích và tiếng nói trực tiếp cho đông đảo phụ nữ.
Thứ hai, thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong HTCT sẽ đảm bảo luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước có chất lượng tốt hơn, đảm bảo được nhu cầu và lợi ích của nữ giới. Nữ giới và nam giới có những nhu cầu, lợi ích và sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau nên cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách thông qua các đại diện lãnh đạo của từng giới. Nhờ đó, chính sách trở nên toàn diện hơn, phù hợp hơn, có chất lượng tốt hơn, đặc biệt là với những chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ.
Thứ ba, sự tham gia lãnh đạo, quản lý nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và hành chính công có đóng góp cho sự phát triển bền vững của các quốc gia vì nữ lãnh đạo trong khu vực công có xu hướng ủng hộ hơn những chính sách quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của một quốc gia như chính sách về giáo dục, y tế, môi trường. “Có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa bình đẳng giới và sự trao quyền cho phụ nữ với sự công bằng, bền vững, nghèo đói và suy thoái môi trường” [1, tr.15].
thức là sự huy động và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong HTCT. Một quốc gia muốn phát triển thành công cần phải đội ngũ lãnh đạo giỏi, được lựa chọn từ tất cả những người tài trong nước - cả nam và nữ. Khoảng một nửa dân số Việt Nam là nữ, vì vậy nếu không mở rộng các vị trí lãnh đạo nhiều hơn cho nữ giới tức là nước ta đang hạn chế nguồn lãnh đạo tiềm năng của chính mình. Nói cách khác, việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý sẽ tăng cường được năng lực lãnh đạo phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.
Thứ năm, nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý góp phần truyền cảm hứng, xây dựng hình mẫu nữ lãnh đạo cho các phụ nữ trẻ và trẻ em gái trong xã hội. Sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới còn có ý nghĩa truyền khát vọng, hy vọng và sự tự tin cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái vươn lên trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý trong tương lai. Mặt khác, góp phần từng bước xoá bỏ định kiến giới về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội, dần xoá bỏ định kiến về nữ giới chỉ làm tốt công việc gia đình, nội trợ và phục vụ. Nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thực tế góp phần xây dựng nhận thức về vị trí và vai trò của phụ nữ ngoài xã hội với tư cách là những nhà lãnh đạo, quản lý. Nhờ vậy, việc thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong xã hội thực chất góp phần nâng cao nhận thức hơn nữa về bình đẳng giới trong xã hội, cộng đồng và gia đình.
Thứ sáu, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay có căn cứ từ thực tiễn. Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Do đó, tăng số lượng và chất lượng nữ giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay góp phần
hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới.