Tiêu chí đánh giá chất lượng của cán bộ nữ LĐQL

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 36 - 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng của cán bộ nữ LĐQL

1.1.4.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là nhân tố có ý nghĩa nền tảng, căn bản, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của công chứcvà hiệu quả tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị.

Phẩm chất chính trị của cán bộ là tổng hợp các đặc tính cá nhân của về mặt chính trị, bao gồm các yếu tố cơ bản: nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành vi chính trị. Cụ thể:

- Nhận thức chính trị của cán bộ là sự hiểu biết về đường lối, quan điểm

chính trị, về nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, sự hiểu biết và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, vai trò, nhiệm vụ của công chức, hình thành tình cảm, ý chí cách mạng của người công chức.

- Thái độ chính trị của cán bộ là những biểu hiện, cử chỉ, lời nói, việc

làm của người công chức xuất phát từ nhận thức, suy nghĩ, tình cảm trước những vấn đề chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng. Thái độ chính trị phản ánh cách nhìn nhận, suy nghĩ và chi phối hành động của công chức, bao gồm lòng trung thành, tính vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị. Công chức phải là người tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung thành với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thái độ chính trị của công chức đúng hay không đúng; kiên quyết, dứt khoát hay nửa vời, chập chừng, do dự; nghiêm túc hay không nghiêm túc…có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của công chức.

- Hành vi chính trị là hành động mang tính chính trị, như tiên phong,

đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị…

Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Phẩm chất đạo đức bao gồm các yếu tố: ý thức đạo đức, thái độ đạo đức và hành vi đạo đức.

- Ý thức đạo đức của người cán bộ là quan niệm, sự hiểu biết về đạo

đức, các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng).

- Thái độ đạo đức của cán bộ do ý thức đạo đức quy định, biểu hiện ra

bên ngoài là sự yêu hay ghét, ủng hộ hay phê phán đối với cái: thiện, ác, đẹp, xấu, tiến bộ, lạc hậu…; là đúng mực, nghiêm túc hay không nghiêm túc với công việc, nghề nghiệp, với đồng chí, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và quần chúng Nhân dân…

- Hành vi đạo đức của cán bộ là những hành động, lời nói, việc làm liên

quan đến phạm trù đạo đức, có tính nêu gương, giáo dục đạo đức đối với bản thân, gia đình, đồng chí, đồng nghiệp và Nhân dân.

Nhìn chung, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức; phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Cán bộ có giác ngộ chính trị, có niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sẽ giúp họ có tình yêu thương đồng chí, kính trọng Nhân dân, quan tâm giúp đỡ mọi người, biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích cách mạng. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như trung, hiếu, dũng, liêm,… sẽ giúp người cán bộ củng cố, phát triển các phẩm chất chính trị như sự kiên định lập trường, tư tưởng, tính tiên phong gương mẫu của người công chức.

Quan hệ biện chứng giữa phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tạo nên phẩm chất đạo đức cách mạng của người công chức thường được gọi là “phẩm chất” hay mặt “đức” mặt “hồng” của công chức.

Người công chức có phẩm chất đạo đức trong sáng là yếu tố tích cực tiêu biểu góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,

quan liêu, lãng phí.

1.1.4.2. Tiêu chí về trình độ

Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập. Trình độ của cán bộ là một yếu tố có vai trò đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố tạo nên chất lượng công chức, là cơ sở để hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của công chức.

- Trình độ học vấn là mức độ kiến thức của công chức, thường được

xác định bằng các bậc học cụ thể trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu và là nền tảng để rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và cả phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của công chức; nếu trình độ học vấn không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như quá trình thực thi công việc của công chức.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức là mức độ kiến thức

và kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực để giúp cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức danh công việc của mình theo quy định. Nếu cán bộ không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết thì quá trình thực thi công việc sẽ bị hạn chế. Trình độ chuyên môn của cán bộ không chỉ được đánh giá bởi bằng cấp chuyên môn được đào tạo mà chủ yếu là ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, ở uy tín trong công tác chuyên môn.

- Trình độ chính trị là mức độ hiểu biết về chính trị của công chức. Trên thực tế, trình độ chính trị được đánh giá chủ yếu bằng mức độ hiểu biết về lý luận chính trị. Hiện nay, trình độ chính trị của cán bộ được đánh giá theo 3 mức độ: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Trình độ chính trị là cơ sở để tạo nên

phẩm chất chính trị của công chức; công chứccó bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ góp phần quan trọng trong việc vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách theo đúng định hướng mà Đảng ta đã đề ra. Ngược lại, nếu lập trường chính trị không vững vàng, làm việc vì tư lợi cá nhân, thoái hóa, biến chất, sẽ gây mất lòng tin trong Nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

- Trình độ lãnh đạo, quản lý nhà nước, là tổng hợp những kiến thức, kỹ

năng của công chức về nhà nước, pháp luật, quản lý hành chính nhà nước; hệ thống kiến thức này nhằm đáp ứng tiêu chuẩn để công chức dự thi các cuộc thi nâng ngạch và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước; giúp cho công chức nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong công vụ, góp phần triển khai các văn bản quản lý nhà nước một cách hiệu quả; đồng thời, giúp công chức nâng cao năng lực kỹ năng, phong cách làm việc chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngày nay, vai trò của đội ngũ CBCC trong cơ quan nhà nước ngày càng quan trọng. Cán bộ, công chứclà người xây dựng, hoạch định và thực thi chính sách của đảng và nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội. Vì thế cho nên ở vị trí lãnh đạo quản lý hay cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước phải là những người không chỉ có trình độ chuyên môn cao, năng lực công tác tốt mà kỹ năng phải giỏi, do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước là rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng CBCC trong giai đoạn hiện nay.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học, Ngoại ngữ và tin học có vai trò vô cùng

quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngoại ngữ được xem là chìa khóa mở mọi cánh cửa kiến thức và công nghệ của nhân loại. Không kém gì ngoại ngữ, tin học cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong một xã hội mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay, việc sử

dụng máy tính và Internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày. Nếu đội ngũ CBCC đều vững về tin học sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu thời gian, công sức trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, là cơ sở quan trọng để thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trong cải cách thủ tục

hành chính.

1.1.4.3. Tiêu chí về kỹ năng giải quyết công việc

Kỹ năng giải quyết công việc là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chứctrong thực thi công vụ. Cán bộ nhà nước cần có những kỹ năng quản lý tương ứng với nhiệm vụ được giao để thể hiện vai trò, nhiệm vụ của công chức.

- Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc, đây là kỹ năng sắp xếp, triển

khai công việc theo trình tự, khoa học. Khối lượng công việc hàng ngày mà cán bộ phải thực hiện là rất nhiều; vì vậy, để thực hiện có hiệu quả công việc được giao, đòi hỏi cán bộ phải biết cách tổ chức thực hiện công việc một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng thời gian quy trình đề ra.

- Kỹ năng soạn thảo văn bản, là kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên

môn và kiến thức về soạn thảo để soạn thảo các văn bản đảm bảo đúng yêu cầu về thể thức, có chất lượng về mặt nội dung.

- Kỹ năng giao tiếp, là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói

hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục. Kỹ năng giao tiếp bao gồm các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết.

- Kỹ năng phối hợp trong công tác, là kỹ năng phối hợp cùng với đồng

nghiệp để thực hiện nhiệm vụ; trong quá trình thực thi công vụ, có rất nhiều nhiệm vụ cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng nghiệp hoặc cấp trên.

- Kỹ năng xử lý tình huống, là kỹ năng giải quyết các các tình huống gặp phải trong quá trình thực thi công việc một cách hợp lý và hợp tình.

1.1.4.4. Tiêu chí về kết quả thực thi công việc

Việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực thi công việc của cán bộ là cơ sở để đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công việc. Đây là tiêu chí trung tâm, chủ yếu nhất, là dấu hiệu cụ thể nhất, rõ nhất để đánh giá chất lượng cán bộ hiện nay. Việc đánh giá kết quả thực thi công việc của cán bộ có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Thái độ công tác: biểu hiện sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm đối với

nhiệm vụ, với những biểu hiện cụ thể sau: Sự miệt mài, say sưa làm việc hàng ngày, chịu khó đi sâu nghiên cứu, học tập để thường xuyên nâng cao trình độ, khả năng, kinh nghiệm công tác, có tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết trong công tác, có tinh thần chủ động làm việc, có ý thức về thời gian làm việc và kỷ luật lao động...

- Khối lượng công việc: Biểu hiện qua số lượng đầu công việc đảm

nhận và hoàn thành. Mức độ phức tạp, quy mô, cường độ, tốc độ, thời gian làm việc...

- Tiến độ hoàn thành công việc: Thời gian và tốc độ hoàn thành công

việc; mức độ vượt qua những trở ngại của bản thân và vượt lên những khó khăn của hoàn cảnh để hoàn thành công việc được giao; sự tiết kiệm những chi phí về tài chính cũng như sức người, sức của trong quá trình tiến hành công việc.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w