Thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở cấp ủy, chính

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 52 - 76)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở cấp ủy, chính

chính quyền, Mặt trận tổ quốc, và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

2.2.1. Thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong các cấp ủy đảng cấp tỉnh Đắk Nông

Có thể nói rằng, vai

trò của phụ nữ nói chung và trong hệ thống chính trị nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp. Một chỉ báo rất quan trọng về vai trò lãnh đạo, quản lý của phụ nữ ở tỉnh Đắk Nông hiện nay chính là tỷ lệ phụ nữ trong các cấp uỷ.

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu tham gia của phụ nữ trong cấp uỷ cấp tỉnh

Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ ở tỉnh Đắk Nông đã đạt nhiều kết quả quan trọng như: Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy ngày càng tăng. Trong đó: Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 chiếm 49,7% (trong đó cấp tỉnh 12,7%, cấp huyện, thành phố 23,5%, cấp cơ sở 16,5%). Đến nhiệm kỳ 2015-2020 tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ các cấp chiếm 52,91% (tăng 3,21%). Trong đó, cấp tỉnh 13,73% (tăng 1,03%), cấp huyện, thành phố 18,57% (giảm 4,93%), cấp cơ sở 18,61% (tăng 2,11%) [46].

Đảng bộ tỉnh là 13,73% (cao hơn mức trung bình cả nước 1,43% đầu nhiệm kỳ và 0,43% tại thời điểm 2018), trong đó Ban Thường vụ nữ chiếm 6,67% [46]. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chiếm 7,84% tổng số cấp uỷ viên cấp tỉnh (tăng 2,39% so với nhiệm kỳ 2010-2015) và 57,14% tổng số cấp uỷ viên nữ. Tỷ lệ nữ tham gia Ban Thường vụ là 01 đồng chí chiếm 6,67% (giữ nguyên so với nhiệm kỳ trước). Về độ tuổi: Nhiệm kỳ, 2010 - 2015, 100% cán bộ nữ tham gia lãnh đạo trong cấp uỷ ở độ tuổi từ 35 - 50. Đến nhiệm kỳ 2015 - 2020, đội ngũ này có 75% ở độ tuổi từ 35 - 50, 25% ở độ tuổi từ 51 - 55. Như vậy, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ nữ bước đầu đảm bảo cho sự kế thừa. Trong các ban đảng tỉnh cán bộ nữ cấp trưởng, cấp phó có 04 đồng chí trong đó: 01 đồng chí Trưởng ban Dân vận; 01 đồng chí Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; 01 đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính; 01 đồng chí Phó trưởng Ban Dân vận.

Bảng 2.1: Cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong các ban đảng tỉnh Đắk Nông

STT Trưởng, phó ban

1 Ban Dân vận

2 Uỷ ban kiểm tra

3 Ban Tổ chức

4 Ban Tuyên giáo

5 Ban Nội Chính

Tính đến thời điểm (tháng 1/2018), ở cấp tỉnh, nữ tham gia cấp ủy có 4/55 đạt 7,27 % (giảm 0,93% so với nhiệm kỳ trước); Ủy viên Ban thường vụ có 01 nữ (1/13); Trưởng các ban xây dựng đảng 01 đồng chí. Phó trưởng các

Ban chấp hành, Ban thường vụ và các chức danh chủ chốt các Ban đảng của 51

tỉnh Đắk Nông đã tăng về số lượng so với nhiệm kỳ trước. Kết quả khảo sát tại 24 cơ quan cấp tỉnh cũng cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đã tăng lên rõ rệt. Hiện nay, đã có 33 nữ/152 tổng số cấp ủy, đạt 21,7%, có đơn vị cán bộ nữ chiếm gần 50% như ngành giáo dục, ngành y tế, ngành nông nghiệp.

Như vậy, nhiệm kỳ 2015 - 2020 ở cấp tỉnh tỷ lệ các bộ nữ tham gia trong cấp ủy xu hướng chung là tăng hơn nhiệm kỳ trước. Điều này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn và 2011 – 2020.

Thứ hai, về chất lượng tham gia của phụ nữ trong cấp uỷ cấp tỉnh Cùng với thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, trên cơ sở sự quan

tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch và theo chức danh, nhằm nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt cho họ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Có chủ trương chính sách hỗ trợ cho cán bộ nữ khi tham gia đào tạo. Nhờ vậy:

Đa số cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý đều tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nhiệt tình và luôn làm việc với trách nhiệm cao.

Hiện nay, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý của cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý cấp uỷ các cấp đã được nâng lên khá cao. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý 100% tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; 25% có trình độ trên đại học,

75% có trình độ đại học và 100% có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước.

Như vậy, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng cấp tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn về

trình độ văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị. Ngoài ra, trình độ về tin học, ngoại ngữ của cán bộ nữ ngày càng đáp ứng cơ bản yêu cầu thực tiễn đặt ra.

2.2.2. Thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

2.2.2.1. Thực trạng phụ nữ tỉnh Đắk Nông tham gia lãnh đạo, quản lý trong Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu

Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh chiếm 19,4%; Có 20 nữ/12 lãnh đạo các ban tham mưu giúp việc HĐND và văn phòng đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh, đạt 17%. Về độ tuổi: Nhiệm kỳ 2011 - 2016, đại biểu nữ tham gia HĐND tỉnh chỉ tập trung ở hai nhóm độ tuổi: 36,36% ở độ tuổi dưới 35 tuổi và 63,64% ở độ tuổi từ 35 - 50. Đến nhiệm kỳ 2016 - 2021, đã đảm bảo cân đối ở cả ba nhóm độ tuổi. Trong đó, 35,71% ở nhóm độ tuổi dưới 35, 50% ở độ tuổi từ 35 - 50 và 14,29% ở độ tuổi từ 51 - 55.

Chức danh

Đại biểu HĐND tỉnh Chủ tịch HĐND tỉnh Phó chủ tịch HĐND tỉnh

Bảng 7: Tỷ lệ nữ lãnh đạo quản lý trong cơ quan dân cử ( Nguồn: Báo cáo thực trạng nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đắk Nông

Thứ hai, về chất lượng

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc chủ yếu và được quyết định bởi chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND. Để HĐND cấp tỉnh thực sự đại diện cho nhân dân, phải bắt đầu từ vai trò, trách nhiệm và năng lực của từng đại biểu HĐND. Do đó trong công tác bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh luôn chú trọng đổi mới công tác hiệp thương, giới thiệu đại biểu. Việc lựa chọn bầu cử đại biểu HĐND luôn đặt phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác, tâm huyết với hoạt động của HĐND lên hàng đầu.

Nhờ vậy, chất lượng đại biểu nữ HĐND cấp tỉnh ngày càng được nâng cao. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý 92,86% tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, 7,14% tốt nghiệp trung học cơ sở. Về trình độ chuyên môn: 7,14% tốt nghiệp trên đại học, 64,29% có trình độ đại học, 28,57% có trình độ trung cấp. Về trình độ lý luận: 57,14% có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 42,86% có trình độ trung cấp lý luận chính trị và 100% có trình độ quản lý nhà nước.

Tỷ lệ nữ tham gia HĐND, Cấp ủy các cấp và lãnh đạo quản lý tuy có tăng nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra (tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh 19,4%, mục tiêu 30%). Tỷ lệ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo trong cơ quan dân cử còn rất khiêm tốn là do phụ nữ phải “gánh” cơ cấu trong quá trình chuẩn bị nhân sự ứng cử nên chất lượng nữ được giới thiệu ứng cử chưa thực sự là tiêu biểu; Việc sắp xếp danh sách đại biểu ứng cử tại các bàn bầu cử còn có sự chênh lệch khá lớn về uy tín, trình độ và vị trí công tác hiện tại giữa đại biểu nam và nữ. Mặt khác trong quá trình tiếp xúc cử tri, một số nữ chưa đủ mạnh dạn, tự tin để phát huy và khẳng định khả năng của mình vì thế dẫn đến kết quả trúng cử của nữ không cao, thậm chí một số đại biểu nữ “có mặt” trong HĐND nhưng thực tiễn và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu mà cử tri mong đợi, không thể hiện được vị thế và tính đại diện trong cơ quan dân cử.

2.2.2.2. Thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý trong khối quản lý nhà nước cấp tỉnh

Thứ nhất về số lượng, cơ cấu: Về nữ lãnh đạo chủ chốt ở 12 cơ quan quản lý nhà nước chỉ có 9/45 tổng số lãnh đạo chủ chốt, đạt 17,7%. Lãnh đạo các phòng, ban có 78/257 lãnh đạo các phòng, ban, đạt 30,3%, trong khi tỷ lệ nữ cán bộ công chức trong 12 cơ quan là 41,9 %. Có 116 đ/c là Trưởng, phó phòng các Sở, ban, ngành, Mặt trận và đoàn thể cấp tỉnh. Như vậy, tỷ lệ nữ lãnh đạo ở các cấp bậc trong các cơ quan này chưa tương xứng với lực lượng nữ cán bộ, công chức. Khối cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, vị trí giám đốc các sở, ngang sở đều có sự thay đổi về số lượng (tăng so với những năm trước) nhưng hầu hết là cấp phó sở, ban, ngành của tỉnh.

Về độ tuổi: Kết quả cho thấy, nhóm tuổi giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý của tỉnh nhiều nhất ở nhóm tuổi trên 51 (20/39) chiếm 51,2%; tiếp theo là nhóm tuổi 40-51 là 13/39 chiếm 33,33%; nhóm tuổi 31- 40 là 6/39 chiếm 15,38%. Thông qua số liệu tại các cơ quan của tỉnh đã có thêm cơ sở nhóm tuổi từ 40- 51 tuổi là nhóm tuổi ở giai đoạn sung mãn để phát triển sự nghiệp

Bảng số liệu cán bộ nữ ở các cơ quan quản lý nhà nước

( Nguồn: Báo cáo thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo,

quản lý ở các sở, ban, ngành tỉnh Đắk Nông của Sở Nội vụ năm 2018)

STT Cơ quan 1 Ngân hàng nhà nước 2 Thuế 3 Sở LĐTBXH 4 Văn phòng UBND 5 Sở Y tế

7 Toà án ND

8 Sở Tư pháp

9 Sở Văn Hoá TT-DL

10 Sở TT- truyền thông

11 Sở nội vụ

12 Sở giáo dục- đào tạo

Về chất lượng: Về trình độ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở cơ quan hành chính nhà nước cho thấy: Về đạt chuẩn trình độ theo quy định của vị trí chức danh thì phụ nữ cũng ngang bằng với nam giới nhưng phấn đấu ở trình độ bậc cao (trên đại học) thì nữ chỉ chiếm khoảng 30%. Về trình độ tin học, ngoại ngữ thì tương đối khả quan vì đây cũng là điều kiện bắt buộc để đề bạt, bổ nhiệm thi chuyển ngạch cán bộ công chức, lên cán bộ nữ cũng đã cố gắng học tập hoàn thiện. 100% phụ nữ tham gia khảo sát (phiếu hỏi cũng như PVS) đều có trình độ tin học văn phòng và ngoại ngữ đạt trình độ B tiếng Anh, Nga...

Có thể nói về trình độ chuyên môn của nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh đều đạt chuẩn theo quy định nhưng về trình độ cao cấp lỹ luận chính trị, tin học và ngoại ngữ thì lại chưa đạt yêu cầu. Do vậy có một số cán bộ nữ năng lực thực tiễn rất tốt, có uy tín nhưng không đủ chuẩn về lý luận chính trị nên mặc dù tuổi còn trong quy hoạch nhưng không thể đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, nguyên nhân của trường hợp này là do chị em tự bằng lòng với kết quả phấn đấu của mình ngại thay đổi, không cố gắng tham gia học để đạt chuẩn về lý luận chính trị.

2.2.2.3. Thực trạng phụ nữ tỉnh Đắk Nông tham gia lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu: Năm 2018, tổng số cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội chiếm 22,22% tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý). Trong đó, cán bộ nữ giữ 56

chức vụ chủ tịch 16,67% tổng số chủ tịch; cán bộ nữ giữ chức phó chủ tịch chiếm 25% tổng số phó chủ tịch. Về cơ cấu tuổi: Nếu năm 2015 tập trung ở độ tuổi từ 35 - 50 thì đến năm 2018 phân ra trong hai độ tuổi: 75% ở độ tuổi từ 35 - 50 và 25% ở độ tuổi từ 51 - 55.

Thứ hai, về chất lượng: Đến nay, 100% cán bộ nữ giữ chức chủ tịch và phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tốt nghiệp trung học phổ thông; 100% có trình độ đại học; 35% có trình độ thạc sĩ và 100% có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Trong những năm qua cán bộ nữ trong các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, giữ vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.2.3. Thực hiện có chất lượng công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở đơn vị cấp tỉnh của tỉnh Đắk Nông

Một là, về tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nữ

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Nông luôn quan tâm đến công tác tạo nguồn cán bộ nữ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ kế cận có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức cách mạng, trong đó đặc biệt chú trọng đối với cán bộ nữ là người DTTS. Trong công tác tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo quản lý tỉnh Đắk Nông đặc biệt quan tâm đến chất lượng cụ thể: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; về trình độ phải đạt trình độ từ đại học trở lên, đồng thời hằng năm qua phân loại đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có thành tích nỗi bật

được cơ quan đơn vị, các cấp các ngành ghi nhận khen thưởng. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng quan tâm đối với những cán bộ nữ có trình độ, năng lực trưởng thành từ thực tế quá trình công tác ở các địa bàn, đưa vào quy hoạch, xây dựng kế hoạch, biện pháp đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đễ đáp ứng ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.

Công tác quy hoạch cán bộ nữ có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm, chú trọng lãnh đạo chỉ đạo và đặt ra yêu cầu phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, chặt chẽ, thận trọng; thực hiện đúng quy trình và đảm bảo quy hoạch cán bộ nữ có trình độ năng lực chuyên môn giỏi, có phẩm đạo đức cách mạng nhất là quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo quản lý chủ chốt của tỉnh Đắk Nông. Thực hiện các chức danh lãnh đạo, quản lý phải đảm bảo cơ cấu, độ tuổi, tỷ lệ nữ hợp lý; chú trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ là người DTTS trước mắt và lâu dài để có kế hoạch

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 52 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w