Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ nữ tham gia lãnh

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ nữ tham gia lãnh

đạo, quản lý cấp tỉnh

1.2.1. Tác động của điều kiện địa lý, tự nhiên của tỉnh Đắk Nông

Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Đắk Nông hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện (Cư Jut, Đăk Mil, Krông Nô, Đăk Song, Đăk Rlâp, Đăk Glong, Tuy Đức) với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã

[3]. Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng

tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông

[4]. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố

Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk; Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía nam giáp tỉnh Bình Phước; Phía tây giáp Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km; Qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức.

Đắk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22-23 0C, nhiệt độ cao nhất 35 0C, thấp nhất 14 0C. Với điều kiện thời tiết này rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung địa hình Đăk Nông chạy dài và thấp dần từ

đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng. Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp, thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện. Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, được chia thành 5 nhóm đất chính gồm Nhóm đất xám, đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích.

Điều kiện địa lý, tự nhiên thuận lợi nêu trên là nguồn lực rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông, đồng thời tạo điều kiện rất thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng phát huy vai trò của mình tích cực cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền hoạch định đúng đắn và triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn lực thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý nằm cả ở Đông và Tây Trường sơn nên địa hình, đất đai, thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Có nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi cao; địa hình rộng, bị chia cắt mạnh với nhiều đồi núi, cao nguyên và các vùng thung lũng đan xen, hệ thống sông, suối, ghềnh thác nhiều, do vậy giao thông đi lại rất khó khăn nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng giáp biên giới… Với điều kiện tự nhiên nhiều đồi núi, địa hình chia cắt phức tạp, cư dân sống phân tán, các bản cách xa nhau khiến cho việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tốn kém, nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa đường sá đi lại vẫn còn rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này đặt ra khó khăn thách thức rất lớn cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói

riêng phát huy vai trò trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo như: Công tác tham mưu, xây dựng chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách; công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; công tác triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước thường chậm và cũng rất khó theo dõi, nắm bắt tình hình, kiểm tra, giám một cách kịp thời; việc tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện đường lối, chính sách rất khó khăn...

1.2.2 Tác động từ yếu tố kinh tế- xã hội của tỉnh Đắk Nông

Trong những năm qua được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức của nhân dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Nông. Bức tranh kính tế - xã hội có những bước phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Kinh tế có bước phát triển mạnh, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân giai đoạn đạt 8,02%; quy mô nền kinh tế tăng 1,34 lần so với đầu nhiệm kỳ; tăng trưởng bình quân khu vực nông nghiệp đạt 4,52% (cao hơn bình quân chung của cả nước 1,52%), quy mô khu vực công nghiệp tăng 1,78 lần, tốc độ bình quân đạt 12,22%, GRDP bình quân đầu người tăng từ 38,65 triệu đồng đầu nhiệm kỳ lên 52 triệu đồng vào năm 2020, thoát khỏi nhóm tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp.

Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện. Nâng tỉ lệ nhựa hóa đường toàn tỉnh lên 65%, nhựa hóa đường huyện lên 76%. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi và hồ chứa, nâng tỉ lệ bảo đảm nguồn nước cho diện tích cần tưới đạt 80%. Đầu tư chỉnh trang các đô thị, nâng tỉ lệ đô thị hóa lên 28%, thị xã Gia Nghĩa được công nhận là thành phố. Phát triển hạ tầng điện, tỉ lệ thôn, bon có điện lưới quốc gia đạt 100%. Cơ bản bảo đảm tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm. Hạ tầng thông tin, mạng lưới viễn thông phát triển rộng khắp, chất lượng được nâng cao.

Ngành nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế, giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp từ 64,7 triệu đồng lên 71,5 triệu đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, mỗi xã đạt bình quân 15 tiêu chí trở lên có 27 xã, 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống và thu nhập người dân từng bước được cải thiện.

Ngành công nghiệp có bước phát triển khá, từng bước trở thành ngành kinh tế động lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; bước đầu hình thành vùng công nghiệp trọng điểm luyện Alumin, nhôm của quốc gia. Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Bước đầu khai thác và phát huy tốt các tiềm năng về công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ và năng lượng. Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hoạt động thương mại và dịch vụ được mở rộng; xuất, nhập khẩu có bước tăng trưởng khá; bước đầu đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ ước đạt 71 ngàn tỉ đồng, tăng bình quân 6,5%/năm. Hạ tầng thương mại, hệ thống chợ, siêu thị được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương. Kim ngạch xuất khẩu đạt 5.132 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 1.150 triệu USD.

Quy mô, chất lượng giáo dục và đào tạo được mở rộng và nâng lên. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển mạnh về số lượng, nâng cao về chất lượng. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới

Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở được chú trọng. Số giường bệnh tăng từ

14,8 lên 18,5 giường/vạn dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, nhiều dịch vụ kỹ thuật mới được triển khai; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là cho đối tượng bảo hiểm y tế. 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trạm y tế, 71,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo. Sức mạnh đoàn kết các

dân tộc trong tỉnh được phát huy. Thực hiện đồng bộ, kịp thời công tác dân

tộc và chính sách dân tộc trên các lĩnh vực, đồng thời ban hành các chính sách, bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nhất là trong công tác giảm nghèo bền vững. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của Nhân dân, tạo điều kiện tốt nhất cho các tôn giáo xây dựng cơ sở thờ tự, sinh hoạt tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; chủ quyền biên giới Quốc gia được giữ vững….

Những thành tựu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nói chung, cán bộ phụ nữ trên địa bàn tỉnh có điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Từ đây, cơ hội để được học tập, đào tạo nâng cao trình độ ngày càng được nâng lên. Đồng thời, cơ hội để tiếp cận với thông tin truyền thông về bình đẳng giới, bình đẳng giới về chính trị cũng được cải thiện. Điều này, góp phần tác động tích cực vào việc thúc đẩy phụ nữ của tỉnh Đắk Nông tham gia chính trị…

Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Nông. Nhìn vào thực tế Đắk Nông vẫn là tỉnh phát triển chậm so

với cả nước: Kinh tế - xã hội chậm phát triển; cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực thấp; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn...Chính điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh, môi trường sống nói trên, dẫn đến cơ hội tiếp cận với các quyền lợi, điều kiện sống tốt hơn bị hạn chế của phụ nữ; tạo “rào cản” rất lớn trong việc tiếp cận với cơ hội cuộc sống và dịch vụ xã hội, bao gồm cơ hội được học tập, tìm kiếm việc làm, thăng tiến…Tất cả khiến cho việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị gặp khó khăn, thách thức và ít được phụ nữ quan tâm.

1.2.3. Tác động của yêu tố dân cư và tôn giáo

Dân số của tỉnh Đắk Nông đến năm 2019 là 645.401, với 40 thành phần dân tộc, trong đó dân số thành thị: 97.040 người, chiếm 15,04%; dân số nông thôn: 548.361 người, chiếm 84,96%; dân số nam: 330.108 người, chiếm 51,15%; dân số nữ: 315.293 người, chiếm 48,85%. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng bào các dân tộc Đắk Nông luôn phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết... tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần quan trọng làm giàu cho quê hương, đất nước. Cùng với sự đầu tư cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từng bước được cải thiện nâng lên, trình độ dân trí ngày càng phát triển, trình độ canh tác, sản xuất của đồng bào được nâng cao, bước đầu áp dụng thành công khoa học, kỹ thuật phục vụ các ngành, các lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, mặc dù trình độ dân trí của đồng bào DTTS được nâng lên nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, trình độ dân trí của một bộ phận dân cư nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, vùng giáp biên giới còn rất thấp, không ít người dân chưa phân biệt rõ được đúng, sai, quyền lợi, trách

nhiệm, dẫn đến những hành vi sai lệch, việc tiếp thu và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách

Năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 312.643 người, nhiều nhất là Công giáo có 176.790 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 83.700 người, Phật giáo có 51.600 người, đạo Cao Đài có 341 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 97 người, Minh Lý đạo có 70 người, Hồi giáo có 18 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có chín người, Baha'i giáo có bảy người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có sáu người, Bà La Môn có bốn người và 1 người theo Minh Sư đạo [14]. Trong những năm qua tỉnh đã quán triệt, thực hiện đúng đắn, nhất quán chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, nhất là đối với đạo Tin Lành, bảo đảm nhu cầu hợp pháp và chính đáng của nhân dân, tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ, nhất là việc công nhận tư cách pháp nhân, đăng ký sinh hoạt tại cơ sở, đào tạo chức sắc, xây dựng nơi thờ tự… Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách và công tác quản quản lý Nhà nước về tôn giáo chưa hiệu quả còn lúng túng, thiếu nhất quán về nhận thức trong việc bình thường hóa và đưa hoạt động của tôn giáo vào quản lý theo pháp luật; các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện “diễn biến hòa bình’, bạo loạn lật đổ chống phá Đảng, Nhà nước.

Đây cũng là nét đặc thù đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng ở tỉnh Đắk Nông phải có đủ năng lực, bản lĩnh, sự nhạy bén, khôn khéo trong xử lý giải quyết công việc khi có “điểm nóng chính trị” xảy ra. Luôn cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động, mua chuộc, dụ dỗ nhân dân, làm mất niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, những yếu tố tác động đến vai trò của cán bộ nữ tham gia LĐQL

các yếu tố tác động nên trên là cơ sở khoa học để xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ tham gia LĐQL ở tỉnh Đắk Nông

Tiểu kết chương 1

Có thể nói, giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng giới của phụ

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở tỉnh đắk nông (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w