Vai trò pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất TRONG GIAI đoạn 2010 2020 ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

6 Kết cấu báo cáo nghiên cứu

1.2. Khái quát pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1.2.3. Vai trò pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng thì có quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng nhưng tự do phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Việc quy định về các điều kiện để chủ thể giao kết hợp đồng và các biện pháp chế tài nếu các bên khơng tn thủ các điều kiện an tồn cho các chủ thể tham gia hợp đồng.

giải quyết các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp thì chính những thỏa thuận của các bên sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định trách nhiệm của mỗi người. Một trong những yêu cầu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính là sự hồn thiện của hệ thống pháp luật. Khi áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân nói riêng, Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải áp dụng các quy định của Hiến pháp, pháp luật tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm đưa ra bản án và quyết định dân sự chính xác, đúng pháp luật, có hiệu quả và hiệu lực cao. Vì vậy, để hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đạt hiệu quả cao, địi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định; sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, công chức liên quan. Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó mà thơi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ khơng có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng giữa các bên là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.

Thứ ba, pháp luật về HĐCNQSDĐ là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 48 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết Trung ương số 49 – NQ/ TW của Bộ Chính trị ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong những năm qua, hệ thống pháp luật đất đai khơng ngừng đổi mới, hồn thiện theo hướng mở rộng và bảo đảm các quyền của người sử dụng đất. Tuy vậy, để hài hòa giữa quyền của chủ sở hữu đất đai với quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu

liên quan đến quyền sử dụng đất, trong đó có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. Điều này đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi phạm thì hợp đồng dân sự vơ hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho chính họ, ví dụ: bị phạt cọc... Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản.

Thứ tư, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những cam kết của các chủ thể tham gia hợp đồng là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần thiết. Theo đó, mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu PHÁP LUẬT về hợp ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN sử DỤNG đất TRONG GIAI đoạn 2010 2020 ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)