Quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 78 - 87)

7. Kết cấu của Luận án

3.1.4. Quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

3.1.4.1. Quyền bình đẳng trong tiếp cận giáo dục

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với NKT. Giáo dục giúp NKT có kiến thức, hiểu biết thế giới xung quanh, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, không chỉ vậy giáo dục còn là phương tiện để NKT có thể tự mình thoát nghèo và tham gia đầy đủ vào cộng đồng.

NKT có quyền được bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39). Khoản 1 Điều 13 Luật giáo dục năm 2019 quy định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Điều 35 Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, không phân biệt trẻ em khuyết tật và trẻ em không khuyết tật. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh. Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội”.

NKT có những khiếm khuyết về thể chất, tinh thần nên không có hoặc hạn chế cơ hội học tập. Để tạo cơ hội bình đẳng cho NKT trong học tập thì cần có những ưu đãi riêng cho NKT để giảm khoảng cách xuất phát điểm so với người không khuyết tật. Trong pháp luật Việt Nam, NKT còn một số quyền ưu tiên như quyền được ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh; quyền ưu tiên khi tham gia chương trình giáo dục; quyền được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; quyền được cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

Thứ nhất, quyền được ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh

NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông. NKT có thể nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi84. Bộ Giáo dục và đào tạo quy định tuổi vào học lớp một là 6 tuổi85, tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi, tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi86. Như vậy, NKT từ 6 – 9 tuổi có thể vào học lớp 1; NKT từ 11 – 14 tuổi có thể vào học lớp 6 và NKT từ 15 – 18 tuổi có thể vào học lớp 10.

Học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học sẽ được xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh để được vào học Trung học cơ sở (THCS)87. Sau khi đã tốt nghiệp THCS và có độ tuổi phù hợp theo quy định pháp luật sẽ được xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển để được vào học Trung học phổ thông (THPT)88. Đối với học sinh khuyết tật thì có quyền được hưởng chế độ tuyển thẳng vào THPT (Khoản 2 Điều 2 Thông tư 42/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC; Điểm c Khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/VBHN-BGDĐT). Tuy nhiên, Thông tư 42/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC lại không quy định chế độ tuyển thẳng NKT vào học THCS. Như vậy, sẽ là bất hợp lý nếu chỉ quy định cho NKT được tuyển thẳng vào THPT mà không được tuyển thẳng vào THCS.

NKT được xét tuyển thẳng vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, NKT đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường

84 Khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2013/ TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định chính sách về giáo dục đối với NKT; Khoản 2 Điều 37 Thông tư 12/2011/TT-BGD ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.

85 Khoản 1 Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học.

86 Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

87 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/05/2019 ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.

88 Điều 5 Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/05/2019 ban hành quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.

căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học89. Quy định căn cứ tiêu chí“tình trạng sức khoẻ” là rất chung chung. Dẫn đến thực trạng, do không muốn phát sinh các chi phí sửa chữa cơ sở vật chất tiếp cận với NKT vận động hoặc không có đủ điều kiện giảng dạy về giảng viên, tài liệu cho NKT nghe/nói; khuyết tật nhìn nên hiệu trưởng các trường đã từ chối tiếp nhận NKT vào học do không đủ sức khoẻ, và do đó NKT cũng mất đi cơ hội học tập.

Quy định về chính sách ưu tiên tuyển sinh NKT vào đại học, cao đẳng chỉ dành cho hệ đào tạo chính quy. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC thì “NKT nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy”. Tỷ lệ NKT học cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có chưa đến 0,1% NKT có trình độ đại học90

do đó để tăng cơ hội đi học cho NKT thì không nên giới hạn phạm vi ưu tiên tuyển sinh với NKT nặng ở các trường đại học, cao đẳng hệ chính quy mà cần mở rộng phạm vi ưu tiên ở các hệ đào tạo.

Thứ hai, quyền khi tham gia chương trình giáo dục

Một là quyền được miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học, hoạt động giáo dục

Đối với NKT học tập theo phương thức giáo dục hoà nhập học theo chương trình giáo dục chung mà NKT không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục chung thì được xem xét để điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong kế hoạch hoạt động cá nhân91. Đối với NKT học theo phương thức giáo dục chuyên biệt mà không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt thì sẽ được xem xét điều chỉnh miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp. Trong quá trình học NKT có thể được miễn một số môn học như thể dục, môn âm nhạc, môn mỹ thuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh nếu học sinh gặp khó khăn

89 Điểm b, c Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 42/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC.

90 Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam (2018), Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan đến lao động là NKT, Hà Nội, tr.18

90 Việt Nam – Báo cáo quốc gia về NKT 2016

91 Điều 3 Thông tư số 42/2013/ TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC; Điều 9 Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với NKT.

trong việc học môn học đó92. Việc miễn, giảm nội dung môn học hoặc môn học ở thời điểm hiện tại là hợp lý vì nhiều trường chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy tất cả các môn cho NKT. Tuy nhiên, có thể thấy, các môn học được thiết kế trong chương trình đào tạo đều nhằm mục đích phát triển toàn diện cho người học nên nếu giảm bớt một số nội dung hoặc môn học giảng dạy cho NKT sẽ khiến NKT không được học tập và rèn luyện đầy đủ, trọn vẹn.

Hai là quyền được ưu tiên trong đánh giá kết quả học tập

Nguyên tắc khi đánh giá kết quả giáo dục của NKT là động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học. Nguyên tắc đánh giá này được áp dụng với cả NKT học theo chương trình giáo dục hoà nhập và giáo dục chuyên biệt.

Đối với NKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn. Đối với NKT học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân (Điều 4 Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC). Đánh giá kết quả học tập NKT được quy định rất linh hoạt, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT có thể theo học hết chương trình giáo dục, NKT có cơ hội học cao hơn, được mở mang kiến thức và tự tin hoà nhập cuộc sống.

Ba là quyền được xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp

NKT được ưu tiên trong việc xét lên lớp và cấp bằng tốt. Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC thì NKT không phải thi tốt nghiệp THPT mà người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục căn cứ vào kết quả học tập để cấp bằng tốt nghiệp THPT cho NKT. Còn theo Khoản 3 Điều 36 Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp THPT thì chỉ NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được miễn tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT.

92 Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT .

Hai văn bản này đều điều chỉnh về việc cấp bằng tốt nghiệp THPT cho NKT nhưng không có sự thống nhất, điều đó đã gây ra khó khăn cho chủ thể thực hiện.

Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp người đứng đầu cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả học tập, hoạt động giáo dục của NKT đáp ứng được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để xét và cấp bằng tốt nghiệp93. Nếu áp dụng chuẩn đầu ra (như tiếng anh, tin học, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất) dành cho sinh viên không khuyết tật áp dụng với sinh viên khuyết tật sẽ rất khó thực hiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập không tiếp cận với NKT, tiêu chuẩn đánh giá các chuẩn đầu ra không phù hợp với từng dạng tật thì NKT sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, quyền được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên khuyết tật thuộc đối tượng được miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập94. So với Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 thì Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (có hiệu lực từ ngày 15/10/2021) đã bỏ điều kiện NKT là học sinh, sinh viên có khó khăn về kinh tế để xét chính sách miễn học phí. Quy định như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho NKT bởi NKT đi học thường phát sinh nhiều chi phí liên quan đến học tập như mua xe lăn, xe lắc, dụng cụ trợ thính, máy trợ thính, chi phí cho người phiên dịch sang ngôn ngữ ký hiệu, mua tài liệu chữ nổi... Đồng thời, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP cũng không giới hạn phạm vi trường NKT theo học phải là trường công lập. Quy định này đã phù hợp với tiêu chuẩn của CRPD “Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí...”95.

Thứ tư, quyền được cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở. NKT được cấp học bổng 10

93 Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC.

94 Khoản 2 Điều 15, Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (có hiệu lực từ ngày 15/10/2021).

tháng/năm học nếu học ở cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp và được cấp học bổng 9 tháng/năm học nếu học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. NKT thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học96. Như vậy, không phân biệt NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo học tại cơ sở giáo dục công lập hay dân lập đều có quyền được hưởng học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

3.1.4.2. Quyền bình đẳng trong tiếp cận giao thông

NKT có quyền bình đẳng tham gia và tiếp cận giao thông. Điều 23 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “Công dân có quyền tự do đi lại”. Tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ và mục đích di chuyển, NKT có quyền tham gia giao thông bằng nhiều hình thức như đi bộ, sử dụng phương tiện cá nhân, phương tiện giao thông công cộng.

NKT có quyền tham gia giao thông một cách thuận tiện độc lập tối đa có thể được (Điều 20 CRPD). Theo đó, NKT sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; NKT tham gia giao thông bằng phà thì khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe trừ NKT97. NKT khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện98. NKT sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân còn được miễn cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng99. Nhìn chung, quyền tham gia giao thông của NKT được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam đã tạo cơ hội cho NKT được tham gia giao thông thuận lợi và độc lập.

NKT có quyền được cung cấp các tiện ích dịch vụ giao thông với giá thành vừa phải. Liên hợp quốc đặc biệt chú ý giá thành dịch vụ giao thông mà NKT sử dụng. Điều đó được thể hiện qua cụm từ “giá thành vừa phải” được nhắc đến 2 lần

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w