Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 122 - 135)

7. Kết cấu của Luận án

3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, về thực thi quyền được bảo đảm về thu nhập

168 Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; Xây dựng kế hoạch phát triển kin

169https://hoangkim.net.vn/chi-tiet-tin/2825/nhu-cau-thong-tin-va-dap-ung-thong-tin-cho-nguoi-khiem- thi.html truy cập ngày 20/01/2021

170Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Cục Bảo trợ xã hội, Báo cáo tổng kết công tác trợ giúp xã hội năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021

Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT nhưng thực tế thì tỷ lệ NKT có việc làm còn thấp. Hiện nay, thống kê chỉ có 31,74% NKT trong độ tuổi lao động có việc làm, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật là 82,38%171.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ NKT có việc làm thấp là nhiều người vẫn có thái độ tiêu cực về việc tuyển dụng NKT. Họ cho rằng NKT không có khả năng hoặc tuyển dụng NKT sẽ tốn nhiều chi phí để cải tạo điều kiện lao động. Trong số những người được hỏi về việc thuê lao động NKT thì 54,8% số người được hỏi cho rằng NSDLĐ sẽ không thuê NKT, 24,4% cho rằng NSDLĐ mong muốn thuê NKT; 1,4% cho rằng NSDLĐ thích thuê NKT hơn người không khuyết tật 172.

NKT có trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến không có việc làm. Phần lớn NKT, đặc biệt là NKT ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn thấp, tỷ lệ NKT trong độ tuổi lao động biết chữ là 21,93% và được đào tạo nghề là 7,25%173. Nhiều khi NKT đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại gặp phải những rào cản ở nơi làm việc như không có lối vào, thang máy, nhà vệ sinh không tiếp cận với NKT dùng xe lăn, bàn làm việc không phù hợp...

Bên cạnh đó, các chính sách vay vốn giải quyết việc làm chưa thực sự hiệu quả. Ngân hàng chính sách có nhiều chương trình tín dụng dành cho đối tượng chính sách xã hội nhưng chưa có nguồn vốn vay riêng dành cho cá nhân NKT. Tỷ lệ NKT được tham gia vay vốn này thường hạn chế. Nguyên nhân là do NKT thiếu thông tin, kiến thức về chính sách ưu đãi của nhà nước. Muốn vay vốn, NKT phải thông qua tổ chức hội/nhóm có tư cách pháp nhân đứng ra bảo lãnh174. Nếu NKT không thuộc tổ chức hội/nhóm thì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay.

Chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc đối với doanh nghiệp sử dụng

nhiều lao động NKT chưa thực sự hiệu quả. Kết quả nghiên cứ u tai 8 tỉnh, thành phố cho thấy trên thưc tế, số cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dung lao độ ng là NKT đat tỷ lệ từ 30% tổng số lao độ ng trở lên ở các điạ phương là rất ít, tuy nhiên la

i có khá nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dung lao độ ng là NKT nhưng không

171 Tổng cục Thống kê (2018), Điều tra Quốc gia về NKT, NXB. Thống kê, tr.91.

172 Tổng cục Thống kê (2018), Điều tra Quốc gia về NKT, NXB. Thống kê, tr.139, 140

173 Tổng cục Thống kê (2018), Điều tra Quốc gia về NKT, NXB. Thống kê, tr.84

174 Uỷ ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam (2018), Báo cáo nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của BLLĐ và các văn bản có liên quan về lao động là NKT, Hà Nội, tr.28.

đa

t tỷ lệ 30% tổng số lao độ ng nên không thể tiếp cậ n đươc các chính sách ưu đãi của Nhà nước175

. Ở Hà Nộ i mớ i quyết điṇ h công nhậ n 16 cơ sở sản xuất kinh doanh; Quảng Ninh có 11 cơ sở sản xuất kinh doanh; Thành phố Hồ Chí Minh có 9 doanh nghiệ p; Thái Bình có 11 doanh nghiệ p

đươc

xác nhậ n; Vinh Phúc có duy nhất 1 doanh nghiệ p đươc công nhậ n; Thừ a Thiên Huế, Thanh Hóa chưa có doanh nghiệ p nào đươc công nhậ n là doanh nghiệ p sử dung từ 30% lao độ ng là NKT trơ

lên. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuê mặt đất, mặt nước để sản xuất kinh doanh không thực hiện được do địa phương không bố trí được vị trí theo yêu cầu của doanh nghiệp176

. Chính sách hỗ trơ c kinh phí cải tao điều kiệ n, môi trườ ng làm việ c

phù

hơp cho NKT chưa thưc hiệ n

đươc do chưa có hướ ng dẫn danh muc, tiêu chí xác đinc h và mứ c hỗ trơ c đối vớ i nộ i dung này177.

Tỷ lệ NKT tham gia BHXH rất thấp, chỉ 8,7% NKT tham gia BHXH bắt buộc, 2,1% tham gia bảo hiểm tự nguyện178. Tỷ lệ NKT tham gia BHXH thấp là do tỷ lệ NKT có việc làm thấp hoặc nếu có việc làm thì NKT thường làm công việc giản đơn, theo thời vụ, làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình nên ít NKT được tham gia BHXH. Bên cạnh đó, do thu nhập thấp và hiểu biết hạn chế về quyền lợi khi tham gia BHXH nên NKT chưa có ý thức tham gia BHXH.

Thứ hai, về thực thi quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ

Chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế cấp xã thấp, điều kiện cơ sở vật, máy móc, thiết bị còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu của NKT. Hầu hết các cơ sở y tế cấp xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh cho NKT. Kết cấu hạ tầng lẫn trang thiết bị phục vụ cho việc khám, chữa bệnh tại các tuyến y tế cấp xã luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng. Chỉ 6,5% số trạm y tế cấp xã có đủ số phòng theo chuẩn; 30% còn thiếu trang thiết bị cơ bản theo yêu cầu; hầu hết các trạm đều thiếu các thuốc trong danh mục, kể cả các thuốc cho điều trị các bệnh mãn tính, thông thường179.

175 Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam (2018), Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan đến lao động là NKT, Hà Nội, tr.29

176 Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam (2018), Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan đến lao động là NKT, Hà Nội, tr.32.

177 Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam (2018), Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan đến lao động là NKT, Hà Nội, tr.32

178https://vov.vn/xa-hoi/viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-chong-chat-kho-khan-880779.vov, truy cập ngày 15/03/2021

179 Đình Bắc, “Tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật”, Tạp chí Cộng Sản, https://tapchicongsan.org.vn/en/chuong-trinh-muc-tieu-y-te-dan-so/- /2018/811407/tuyen-dau-trong-phong-benh%2C-cham-soc-suc-khoe-cung-nhu-sang-loc%2C-phat-hien-som-

Công tác PHCN cho NKT tại trạm y tế cấp xã chưa thực sự hiệu quả. Chỉ có 57,3% trạm y tế cấp xã thực hiện chương trình PHCN. Số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo về PHCN cho NKT cũng rất thấp. Trên toàn quốc, có 12,6% cán bộ, nhân viên

tram

y tế cấp xã đươc

đào

tao về PHCN, tứ c là cứ 8 cán bộ, nhân viên thì có 1 ngườ i đươc đào

tao về PHCN cho NKT

180.

Cơ sở y tế xây dựng chưa đúng tiêu chuẩn tiếp cận với NKT cũng là nguyên khiến NKT gặp nhiều khó khăn trong quá trình khám, chữa bệnh. Chỉ có 16,9% trạm y tế cấp xã có thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn tiếp cận với NKT; 41,7% trạm y tế có lối đi, đường dốc dành cho NKT và 22,4% trạm y tế có công trình vệ sinh thiết kế phù hợp cho NKT181. Bệnh viện không có đường dành riêng cho xe lăn nên những NKT vận động phải dùng xe lăn đi vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có người hỗ trợ. Nhân viên y tế không có khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin từ các bệnh nhân khuyết tật nghe/nói...182

Quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho NKT chưa được thực hiện đầy đủ. Có 76% NKT được hỏi chưa bao giờ đi khám hay tư vấn về sức khoẻ sinh sản. Đặc biệt đối với NKT nam có kiến thức về sức khoẻ sinh sản rất hạn chế. Họ cho rằng, các buổi trao đổi về thông tin sức khoẻ sinh sản chủ yếu mời NKT nữ đến dự. NKT vận động thường được tiếp cận thông tin về sức khoẻ sinh sản tốt hơn NKT nghe/nói, NKT nhìn, NKT chiều cao, NKT trí tuệ183. Bên cạnh đó, NKT nghe/nói gặp nhiều khó khăn giao tiếp với bác sỹ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, NKT nhìn, NKT vận động gặp khó khăn khi tiếp cận cơ sở y tế.

Các cơ sở y tế đều có khoa/phòng PHCN nhưng NKT vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận dịch vụ này. Công tác PHCN bộc lộ nhiều hạn chế như thiếu kinh phí, nhân lực về PHCN còn mỏng, nhất là nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu, dịch vụ PHCN không đầy đủ. Theo nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo Kỹ thuật PHCN tại Việt Nam năm 2019 của Trường Đại học Y tế Công cộng cho thấy hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản184. Bên cạnh đó, các cơ sở PHCN hiên nay, chủ yếu đáp ứ ng các dicc h vu c về vâtc lý tri

cliêu

- môt bô

180 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo quốc gia về NKT 2016, NXB. Thống kê, tr. 158,160

181 Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo quốc gia về NKT 2016, NXB. Thống kê, tr. 159.

182 https://baophunuthudo.vn/article/31041/170/ky-3-kho-khan-trong-tiep-can-dich-vu-y-te-cham-soc-suc- khoe/ truy cập ngày 20/01/2021

183 Trần Thị Bình, Vũ Hồng Phong, Vũ Phương Thảo (2017), Xoá bỏ kỳ thị - Quan điểm và đánh giá của NKT, NXB Tri Thức, tr. 94, 96, 97

phâ

n nhỏ trong rất nhiều kỹ thuât PHCN. Trong khi đó, nếu muốn đat hiê

u quả điều tri ccao, nhiều bênh nhân cần đươc phối

hơp tri cliêu của nhiều các kỹ thuât PHCN khác nhau như vân đông tri cliêụ , hoat đông tri cliêụ , ngôn ngữ tri cliêu. Chị Đỗ Quỳnh Nga (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ kinh phí tập PHCN định kỳ không được BHYT chi trả, dụng cụ tập PHCN tại bệnh viện khá sơ sài, không liên tục (2 tháng/lần, mỗi đợt 20 ngày với mức chi phí gần 2 triệu đồng/đợt) nên chị đã đưa con ra cơ sở PHCN tư nhân điều trị. Ngoài PHCN vận động, con chị còn tập cả PHCN về nhận thức, ngôn ngữ, chăm sóc sức khỏe… với mức chi phí 15-20 triệu/tháng185.

Thứ ba, về thực thi quyền được trợ giúp xã hội

Quyền được trợ giúp xã hội của NKT được pháp luật ghi nhận đầy đủ nhưng thực thi còn nhiều bất cập. Còn tình trạng trợ cấp sai đối tượng, nhiều trường hợp cán bộ cấp xã không chi trả hoặc chi trả không đủ trợ cấp; nhiều địa phương xác định sai hệ số trợ cấp cho NKT186. Nhiều cơ sở trợ giúp xã hội xây dựng từ lâu đã xuống cấp, còn thiếu dụng cụ y tế, trang thiết bị cần thiết để PHCN, còn thiếu các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, trị liệu, trợ giúp và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng... các cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo nghề công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành, nghề đào tạo nên tính chuyên nghiệp còn hạn chế187.

Theo thống kê, đến nay cả nước có khoảng 100.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó có NKT) tại cộng đồng được hưởng TCXH hàng tháng188. So với khoảng 01 triệu NKT nặng và đặc biệt nặng ở Việt Nam hiện nay, thì tỷ lệ NKT được nhận chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Thứ tư, về thực thi quyền được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Quyền được bình đẳng tiếp cận giáo dục:

Tỷ lệ NKT được tham gia giáo dục vẫn chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt là học ở trình độ cao. Trong số những NKT từ 6 tuổi trở lên ướ c tính có khoảng 40% NKT không biết chữ, gần 20% chưa tốt nghiệ p tiểu hoc, trên 9% có trình độ tiểu hoc,

185https://baophunuthudo.vn/article/31041/170/ky-3-kho-khan-trong-tiep-can-dich-vu-y-te-cham-soc-suc- khoe/ , truy cập ngày 23/07/2021

186 Nguyễn Hiền Phương (2013), “Pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam thực tiễn và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học, (10), tr 84-93.

187http://m.giadinhvatreem.vn/xem-tin_doi-moi-cac-co-so-bao-tro-xa-hoi-nhu-cau-cap-thiet-_569_5050.html, truy cập ngày 25/02/2021

188https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/day-manh-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-khuyet-tat-626625/, ngày truy cập 20/12/2020

khoảng 15% có trình độ phổ thông cơ sở và dướ i 5% có trình độ trung hoc thông, chưa đến 0,1% có trình độ đại học189.

phô Tỷ lệ NKT đi học đúng độ tuổi thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật, càng học ở bậc học cao tỷ lệ này càng có sự chênh lệch rõ rệt. Tỷ lệ đi hoc đúng tuổi cấp tiểu hoc của trẻ khuyết tậ t khoảng 88,7%, trong khi tỷ lệ này của trẻ không khuyết tậ t là 96,1%. Đến cấp Trung

hoc phổ thông chỉ có 1/3 trẻ khuyết tậ t đi hoc đúng tuổi (33,6%), so vớ i tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tậ t (88,6%)190.

Tỷ lệ NKT đi học thấp một phần là do cơ sở vật chất tại các trường chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của NKT. Theo thống kê thì cứ 100 trườ ng hoc, chỉ có 3 trườ ng có thiết kế phù

hơp

với tiêu chuẩn tiếp cận cho học sinh khuyết tật (2,9%), 8 trườ ng có lối đi/đường dốc dành cho NKT (8,1%) và 10 trườ ng có công trình vệ sinh phù

hơp vớ i NKT (9,9%)191. Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật192. Số lượng sách báo, tài liệu được chuyển đổi, sản xuất ở định dạng dễ tiếp cận còn rất hạn chế. Số lượng sách giáo khoa tiểu học bằng chữ Braille mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, còn số lượng các sách THCS, THPT ít hơn rất nhiều. Các sinh viên khiếm thị tham gia học đại học, cao đẳng, trên đại học thì luôn phải đối diện với sự thiếu các giáo trình, tài liệu học tập. Tỉ lệ các tài liệu khác được chuyển đổi còn rất nhỏ so với kho tàng các tác phẩm đã công bố193.

Không chỉ thiếu cơ sở vậ t chất, mà thiếu giáo viên được đào tạo về giáo dục hoà nhập cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ NKT tham gia học thấp. Trên cả nướ c,

bình quân mỗi trườ ng hoc

có 33 giáo viên, tuy nhiên chưa đến 5 giáo viên đươc đào ta

o về giáo duc hòa nhậ p. Thưc tế chỉ có 14% số trườ ng, hay khoảng 1/7 số trườ ng có giáo viên đươc đào

tao về khuyết tậ t. Tỷ lệ này ở cấp Tiểu hoc (gần 1/6) cao hơn THCS (1/10)194. Dường như càng lên cấp học cao hơn thì số lượng giáo viên được đào tạo về giáo dục hoà nhập càng ít hơn.

189 Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam (2018), Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các quy

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam. (Trang 122 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w