7. Kết cấu của Luận án
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án xác định 3 nhóm câu hỏi nghiên cứu và 3 giả thuyết như sau:
Nhóm câu hỏi nghiên cứu 1: Khái niệm, đặc điểm người khuyết tật? Quyền của NKT trong pháp luật ASXH là gì và bao gồm những quyền nào? Có những biện pháp nào để bảo đảm quyền của NKT trong pháp luật ASXH?
Giả thuyết nghiên cứu: Khái niệm NKT được tiếp cận dưới góc độ xã hội; NKT có những đặc điểm riêng có thể phân biệt NKT và người không khuyết tật; quyền của NKT trong pháp luật ASXH là những quyền bảo vệ, trợ giúp từ nhà nước và cộng đồng để chống lại những rủi ro, bất hạnh mà NKT gặp phải như đảm bảo thu nhập, sức khoẻ, điều kiện sinh sống thiết yếu; các biện pháp để bảo đảm quyền của NKT trong pháp luật ASXH là những biện pháp có thể hiện thực hoá được quyền của NKT trên thực tế.
Nhóm câu hỏi nghiên cứu 2: Quyền của NKT trong pháp luật ASXH được quy định như nào? Các quy định đó đã phù hợp với nhu cầu của NKT chưa, đã phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam chưa và đã phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của NKT chưa? Trên thực tế, việc thực thi quyền của NKT như thế nào? Quyền của NKT có bị vi phạm không và lý do vì sao?
Giả thuyết nghiên cứu: Quyền của NKT trong pháp luật ASXH Việt Nam quy định tương đối đầy đủ, nhưng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của NKT, của xã hội và Công ước quốc tế về quyền của NKT. Thực thi quyền của NKT trên thực tế đạt được một số thành công nhất định nhưng quyền của NKT vẫn bị vi phạm. Lý do chính là vì các biện pháp bảo đảm quyền chưa thực hiện tốt trên thực tế.
Nhóm câu hỏi nghiên cứu 3: Cần phải làm gì để quyền của NKT trong pháp luật ASXH được bảo đảm thực thi trên thực tế?
Giả thuyết nghiên cứu: Để quyền của NKT trong pháp luật ASXH được bảo đảm thực thi trên thực tế cần xây dựng các giải pháp đồng bộ từ hoàn thiện pháp
Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận án đã khái quát toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về quyền của NKT trong pháp luật ASXH ở Việt Nam. Những công trình này là nguồn tài liệu vô cùng giá trị cho Luận án kế thừa và phát triển.
Công trình nghiên cứu của các học giả đã luận giải cho khái niệm NKT, khái niệm quyền của NKT, phạm vi lĩnh vực ASXH, cơ chế và biện pháp bảo đảm quyền của NKT; đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam khi quy định về quyền của NKT; đánh giá thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định quyền của NKT. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chưa đề cập đầy đủ, toàn diện và giải quyết thấu đáo các vấn đề lý luận về quyền của NKT trong pháp luật ASXH như khái niệm NKT, khái niệm quyền của NKT trong pháp luật ASXH, nội dung quyền của NKT trong pháp luật ASXH, các biện pháp bảo đảm quyền của NKT trong pháp luật ASXH. Những công trình này cũng chưa đánh giá bao quát thực trạng ghi nhận quyền, bảo đảm quyền và thực thi quyền của NKT trong pháp luật ASXH ở Việt Nam, để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi quyền của NKT một cách toàn diện.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị, tri thức trong các công trình nghiên cứu đã công bố, Luận án xác định tiếp tục tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về quyền của NKT trong pháp luật ASXH, đánh giá thực trạng quyền của NKT trong pháp luật ASXH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp tổng thể, toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi quyền của NKT trong lĩnh vực ASXH. Luận án xây dựng câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu, để từ đó đưa ra đầy đủ những luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ các nội dung trong Luận án.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI