Một số thành tựu chọn tạo giống vi sinh vật bằng phương pháp đột biến trên thế giới và ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 26144 (Trang 32 - 34)

biến trên thế giới và ở Việt Nam

Năm 1925, hai nhà khoa học của Viện Phóng xạ ở Leningrad G.A.Nadson và G.S.Philopov lần đầu tiên trên thế giới đó nhận được các đột biến ở nấm men dưới ảnh hưởng của phóng xạ Radi.

Năm 1927, G.Muller đó chứng minh tia X làm tăng đáng kể tần số đột biến ở ruồi dấm. Năm 1928, Stadler đó nhận được các đột biến tia X ở bắp và đại mạch. Chọn giống phóng xạ, hoá học được tiến hành có hiệu quả trên vi sinh vật trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn chọn giống bậc thang: trải qua nhiều bậc chọn lọc các đột biến năng suất, các nòi vi sinh vật được tăng lên dần.

+ Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn làm thức ăn chăn nuôi. Chọn tạo các chủng vi sinh vật phân giải xenluloza, photpho khó tan, kali… cố định nitơ có hoạt lực cao ổn định làm phân bón, tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng tuyển chọn bằng phương pháp đột biến cho hoạt lực đối kháng cao và ổn định để sử dụng trong Bảo vệ Thực vật…

Cho đến nay, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo đó tạo được hàng loạt chủng vi sinh vật có giá trị kinh tế cao.

- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.

VD: chiếu tia phóng xạ rồi chọn lọc đó tạo được các chủng nấm penicilin có hoạt tính tăng gấp 200 lần.

- Chọn các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.

- Chọn những chủng vi sinh vật có đột biến giảm sức sống, không có khả năng gây bệnh mà đóng vai trò như một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó. Trên nguyên tắc này, người ta đó tạo được các vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.

Một phần của tài liệu 26144 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)